Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

Nguyên nhân bơ booth mất mùa-xuất khẩu trái cây

Trồng chăm sóc cây xoài cho năng suất cao-xuất khẩu trái cây
Chứng nhận hữu cơ (Organic) trên thế giới-xuất khẩu trái cây

Nguyên nhân bơ booth đậu trái kém


Đây là yếu tố hàng đầu khiến cho tình trạng bơ booth nói riêng và các giống bơ khác nói chung ra bông ít hoặc không ra bông. Các yếu tố chính có thể kể đến như sau

  • Mưa trái mùa: Làm gián đoạn sự phân hóa mầm hoa, cây chỉ ra nhiều chồi lá, không hình thành được chồi bông, ngoài ra mưa trái mùa đúng thời điểm cây đang nở hoa thì sẽ làm giảm tỷ lệ thụ phấn, nếu thụ phấn được thì cũng rất dễ bị rụng trái non

  • Nắng hạn, gió mạnh, các đợt rét đậm, rét hại, sương muối…: Nhìn chung các hình thức bất thường hoặc quá khắc nghiệt của thời tiết sẽ làm cho quá trình thụ phấn ảnh hưởng rất nhiều, gió mạnh làm rụng bông, nắng hạn làm bông không nở được,… bên cạnh đó thời tiết khắc nghiệt cũng làm cản trở các loài côn trùng có ích cho việc thụ phấn như ong, bướm, kiến… di chuyển và thụ phấn cho hoa




Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là do quá trình chăm sóc không đúng yêu cầu.

  • Tưới nước: Việc tưới nước cho cây quá nhiều vào mùa khô (mùa cây ra hoa) cũng làm cho cây không có đủ thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa, kết quả là cây chỉ ra nhiều chồi lá, ít hoa, thậm chí không ra chùm hoa nào

  • Bón phân: Phân bón cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình ra hoa đậu quả của cây, bón quá nhiều phân vào mùa khô, kèm theo đủ nước, cây sẽ ưu tiên phát triển cành lá, không phát triển bông. Ngoài ra trong giai đoạn cây đang thụ phấn, đậu trái, nếu bón phân sẽ làm cho cây dễ bị rụng bông, rụng trái non.

  • Phun thuốc bảo vệ thực vật: Giai đoạn cây đang trổ bông, thụ phấn… là giai đoạn cây rất nhạy cảm. Bất kỳ tác động từ hóa chất hóa đều gây ảnh hưởng đến thụ phấn và đậu trái…


Yếu tố này cũng gây ra ảnh hưởng nhưng không quá nhiều, do giai đoạn cây ra hoa thường rơi vào mùa khô, giai đoạn này côn trùng và các loại nấm bệnh thường không phát triển nhiều

Như bà con đã biết, bơ booth có hoa thuộc nhóm B. Nhóm này thường nở vào buổi sáng và kết thúc vào buổi trưa. Nhụy đạt trạng thái thụ phấn tốt nhất vào buổi chiều, nhưng khi này phấn không còn nữa, do đó nếu trồng thuần một giống bơ trên toàn bộ diện tích thì tỷ lệ đậu trái cũng kém hơn.

Nguyên nhân bơ booth rụng trái nhiều


Tương tự như hiện tượng đậu trái kém, tình trạng bơ booth đậu trái nhưng sau đó rụng nhiều, kể cả khi trái đã lớn cũng chủ yếu do các yếu tố: Thời tiết, chăm sóc, côn trùng dịch bệnh và đặc tính của giống. Cụ thể như sau

  • Mưa nhiều, mua trái vụ làm cho cây dư thừa nước, cây sẽ ưu tiên phát triển cành lá, tỷ lệ trái sẽ giảm nhiều

  • Gió mạnh, sương muối, nắng hạn kéo dài… cũng làm cho trái non dễ rụng, tình trạng này chỉ giảm dần khi quả đạt đến kích thước bằng trái trứng gà trở lên

  • Bón phân không cân đối: Khi trái đã đậu bằng cỡ đầu ngón tay cho đến khi thu hoạch, việc bón phân thiếu các chất như Kali, Kẽm, Boron… sẽ làm cho trái cũng dễ bị rụng

  • Tưới nước sớm và quá nhiều: Mặc dù trái đậu thì việc tưới nước có thể tiến hành, nhưng việc tưới quá nhiều nước cũng làm cho bơ dễ rụng, đồng thời cũng tương tự như khi cây gặp mưa, cây đủ nước và chất dinh dưỡng thì sẽ ưu tiên phát triển cành lá hơn phát triển quả

  • Bọ xít muỗi, các loại côn trùng chích hút: Thường sẽ tấn công vào đọt non, trái non, cuống trái… làm cho khả năng giữ trái giảm đi rất nhiều, lượng quả non sẽ rụng rất nhiều, nếu không rụng thì vết chích cũng là nơi lý tưởng để các loại nấm bệnh tấn công

  • Nấm bệnh: Đặc biệt là các loại nấm hồng, thán thư, nấm phytophthora… Thường làm cho trái bị dị dạng, hỏng vỏ, hỏng cuống, nếu gặp mưa nhiều thì thường lây lan mạnh và làm cho quả rụng nhiều


Ngoài các nguyên nhân kể trên thì việc rụng trái còn liên quan đến yếu tố sinh học của cây, thường được gọi là “rụng trái sinh lý”. Cây sẽ tự cân đối lượng trái vừa với khả năng dinh dưỡng được cung cấp, cây quá nhỏ mà đậu quá nhiều trái thì tình trạng rụng sinh lý sẽ diễn ra quy mô hơn. Tình trạng này thường kéo dài trong vòng 1 tháng và chỉ dừng lại khi lượng quả đủ với khả năng của cây.

Nấm bệnh làm rụng bơ

Các biện pháp khắc phục bơ booth không đậu trái hoặc rụng trái nhiều


Từ các nguyên nhân kể trên, ta có thể rút ra được một số cách khắc phục tình trạng cây không đậu trái hoặc trái non rụng nhiều như sau.

  • Cung cấp vừa đủ nước cho cây trước và sau giai đoạn ra hoa. Không nên tưới quá nhiều. Tốt nhất nên cắt nước trước và sau khi cây ra hoa ít nhất 1 tháng

  • Những năm gần đây tình trạng mưa trái mùa xảy ra rất thường xuyên, cần có các biện pháp phủ gốc, che chắn để giảm thiểu tình trạng dư thừa nước, giúp cây có đủ thời gian khô hạn, phân hóa mầm – hoa

  • Bón phân cân đối, không bón vào thời điểm cây đang ra hoa. Khi cây đã đậu trái thì bón đủ các chất cần thiết để tăng tỷ lệ giữ trái như Canxi, Boron, Kali, Kẽm…

  • Trồng xen kẽ giữa các giống bơ có nhóm hoa A và B, để tăng tối đa tỷ lệ thụ phấn.

  • Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm, không nên phun vào đúng giai đoạn cây đang ra hoa, vừa làm cho cây bị “stress” vừa xua đuổi mất các loại côn trùng có lợi cho việc thụ phấn như ong, bướm, kiến…

  • Thường cây bơ ghép, sẽ ra đợt bói đầu tiên sau 2-3 năm, tuy nhiên nên lượng sức của cây để quyết định có nên giữ lại trái hay không. Cây còn nhỏ tốt nhất nên bỏ bông, hoặc giữ lại số lượng trái vừa đủ với khả năng của cây. Điều này sẽ giúp cho cây đủ khả năng nuôi trái vào vụ sau, giảm tình trạng rụng trái sinh lý

  • Giai đoạn quả non thậm chí cho đến khi thu hoạch, nên sử dụng các thuốc diệt côn trùng chích hút, các thuốc trị nấm định kỳ, giúp quả đẹp hơn đồng thời giảm thiểu khả năng rụng trái do hỏng cuống, nhiễm nấm. Ngoài ra bà con cũng nên cân nhắc việc sử dụng các loại túi bọc quả, vừa giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật vừa giúp sản phẩm sạch hơn.



Tham quan cửa hàng

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét