Hiển thị các bài đăng có nhãn thực phẩm dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thực phẩm dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

Dưa hấu được giá, nông dân phấn khởi

“Ngả mũ” với cách tiếp thị của nông dân Thái Lan
“Canh tác thông minh”: Tăng năng suất cho nhãn Ido | Nông nghiệp

Năm ngoái cũng vào thời điểm này, nông dân tỉnh Quảng Nam “méo mặt” vì giá dưa hấu giảm, không ít người bỏ mặc tại ruộng. Năm nay, bà con phấn khởi ra đồng thu hoạch dưa hấu, thương lái đến tận ruộng mua với giá từ 6.500 đồng đến 7.000 đồng/kg, mức giá cao nhất từ trước đến nay.

Tại cánh đồng dưa ở huyện Phú Ninh với nhãn hiệu dưa hấu Kỳ Lý, mặt hàng nông sản đầu tiên ở Quảng Nam được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và được sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, những ngày này, gia đình ông Trần Văn Thiện (ở thị trấn Phú Thịnh) gần như có mặt thường trực ở cánh đồng dưa.












quang nam: dua hau duoc gia, nong dan phan khoi hinh 1
Thương lái đến tận ruộng để mua dưa

Vụ này, gia đình ông Thiện trồng 5 sào dưa hấu. Với giá bình quân 6.500 đồng/kg, mỗi sào dưa gia đình ông thu về 30 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lại khoảng một nửa. Nếu như mấy năm trước, gia đình ông Thiện phải gánh dưa hấu bán dọc đường thì năm nay, thương lái đến tận ruộng mua dưa.


“Giá dưa năm nay ổn định. Đầu mùa khoảng 3.700 đồng/kg, bữa nay là 6.500 đồng/kg. Nhà vườn rất là hân hoan”, ông Trần Văn Thiện phấn khởi cho biết.












quang nam: dua hau duoc gia, nong dan phan khoi hinh 2
Giá dưa hiện tại 6.500 đồng/kg

Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam trồng hơn 360 hecta dưa hấu, chủ yếu tập trung các xã: Tam Phước, Tam Lộc, Tam Thành, thị trấn Phú Thịnh.... Dự kiến, năng suất dưa toàn huyện ước đạt bình quân hơn 26 tấn/hecta, sản lượng đạt khoảng hơn 9.400 tấn. Bình quân, mỗi hecta, bà con có lãi khoảng 150 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng vì giá dưa hấu năm ngoái rớt thê thảm nên năm nay, nhiều hộ gia đình không dám trồng dưa.


Ông Đinh Long Toàn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam cho biết, nếu giá dưa tiếp tục ổn định như hiện nay thì cây dưa sẽ là cây trồng chủ lực ở địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.












quang nam: dua hau duoc gia, nong dan phan khoi hinh 3
Giá dưa hấu cao nhưng diện tích trồng dưa lại giảm

“Huyện Phú Ninh, vụ Đông Xuân 2018-2019, diện tích dưa sản xuất đạt khoảng 360 hecta, giảm so với cùng kỳ năm trước là khoảng 150 hecta. Hiện tại, người dân đã thu hoạch khoảng 30% diện tích trồng dưa. Những ngày đầu vụ, giá dưa khoảng 5.000 đồng/kg. Thông tin mới nhất thì giá dưa đạt từ 6.000 đồng đến 6.500 đồng/kg. So với vụ Đông Xuân năm 2017- 2018 thì vụ dưa năm nay giá khá cao, bà con nông dân rất phấn khởi”, ông Đinh Long Toàn nói./.




Theo VOV

Tham khảo xuất khẩu trái cây:

Shop

TRANG CHỦ

 

 

 

 

 

 

 

“Canh tác thông minh”: Tăng năng suất cho nhãn Ido | Nông nghiệp

Kỹ thuật trồng nhãn ido Đồng tháp.
Bộ NN-PTNT loại bỏ thuốc diệt cỏ gây ung thư từ 10-4 | Nông nghiệp

Nâng chất sản phẩm nông nghiệp chủ lực | Nông nghiệp

Nhãn Ido là loại quả có vỏ mỏng, hạt nhỏ, cơm dày, vị ngọt và thơm, đặc biệt, kháng rất tốt bệnh chổi rồng là những đặc tính vượt trội so với nhiều loại nhãn khác. Giá bán cao, dao động từ 25.000 đồng - 40.000 đồng/kg, cũng là lợi thế lớn giúp giống nhãn ido được nhiều bà con khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên lựa chọn để phát triển.


Theo Ông Trần Văn Quý (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang), nếu nhãn tiêu da bò bán tại vườn thường chỉ được trên 10.000 đồng/kg, thì giá nhãn Ido tại vườn không dưới 25.000 đồng/kg. Có nhiều vụ có thể đạt trên dưới 30.000 đồng/kg, lúc cao điểm nhất giá nhãn Ido tại vườn lên tới khoảng 40.000 đồng/kg. Vì vậy, các hộ trồng nhãn Ido hầu hết đều có thu nhập cao. Bình quân, mỗi ha cho lợi nhuận khoảng trên 100 triệu đồng.


Hiện nay, cùng với sự hướng dẫn của các nhà khoa học, cộng với kinh nghiệm canh tác, nhà vườn đã áp dụng thành công biện pháp dùng thuốc kali clorat (KClO3) xử lý ra hoa cho cây nhãn Ido. Đặc biệt, trong tình hình biến đổi khí hậu, nắng hạn gay gắt, việc áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm vào canh tác đã giúp nhà vườn rất nhiều trong việc tiết giảm chi phí sản xuất, mà vườn cây lại cho năng suất cao.


Theo các nhà khoa học, tại những vùng "Thâm canh tổng hợp nhãn Ido" thì những kiến thức về kỹ thuật canh tác, tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa, quản lý dinh dưỡng và dịch hại hợp lý rất quan trọng. Vì sẽ quyết định năng suất, chất lượng nhãn Ido. Do đó, quá trình canh tác, bà con cần lưu ý nắm vững. Cụ thể:


-Tỉa cành: nhà vườn cần cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, ốm yếu, bị che khuất bên trong tán cây nhằm tạo cho tán cây thông thoáng, kích thích cây ra nhiều chồi mới.


- Bón phân kích thích các cơi đọt ra tập trung phát triển tốt: bón phân chuyên dùng cho cây ăn trái hoặc NPK có hàm lượng đạm cao như NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE. Kết hợp bón phân hữu cơ, với liều lượng 2 tấn/ha sẽ giúp cây cho ra đọt non mập.


Song song đó, cũng cần chú ý phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại khi ra đọt non.

Giai đoạn xử lý ra hoa cần chú ý:


- Khi cơi đọt thứ ba chuyển sang màu xanh đọt chuối (tức từ 37 đến 39 ngày tuổi) tiếp tục phun MKP nồng độ 0,5% (40g/8 lít nước), việc này sẽ giúp cây cho lá già đồng loạt.


- Sau khi phun MKP được từ 5 đến 7 ngày, lúc này lá chuyển từ màu xanh đọt chuối sang màu xanh nhạt thì cần dọn sạch lá, cỏ xung quanh gốc, tưới nước trước khi xử lý 1 - 2 ngày để tạo độ ẩm cho gốc. Sau đó, hoà tan 300 – 400 gram kali clorat (KClO3) vào 35 - 40 lít nước, tưới đều xung quanh tán cây, tưới nước đảm bảo độ ẩm đất giúp thuốc ngấm đều vào vùng rễ cây.


- Khi cây ra hoa cần phun ngừa một số sâu, bệnh như: sâu ăn bông, bệnh khô cháy hoa. Chú ý chỉ phun thuốc trước khi ra hoa nở 5 - 7 ngày. Không nên phun thuốc trừ sâu, bệnh khi hoa đang nở sẽ làm rụng hoa.




Chương trình “Canh tác thông minh”: Tăng năng suất cho nhãn Ido ảnh 1

Phân NPK của Bình Điền chuyên dùng để chăm sóc nhãn Ido

Ngoài ra, cũng cần lưu ý: do sau khi xử lý thuốc đầu rễ của cây đã bị chết, nên khả năng hút chất dinh dưỡng cho cây, nuôi trái kém đi. Để trái được cây nuôi dưỡng tốt cần phải tạo thuận lợi cho ra rễ mới bằng cách tưới vào vùng tán cây đã tưới thuốc chất kích thích ra rễ các loại phân hữu cơ khoáng.


Các nhà khoa học cũng lưu ý, cây nhãn với đặc tính ra hai cơi đọt mới ra hoa, vì vậy, nhà vườn có thể bón thêm một lần phân gốc khi cơi đọt 1 đã già, cơi đọt 2 chuẩn bị nhú.


Cụ thể, để dưỡng đọt, bà con nên bổ sung thêm các loại phân bón lá có tác dụng kích phát đọt như 30-30-30 +TE, phân amino acid… nhằm giúp đọt phát triển mạnh và cân đối, nhanh bước vào thời kỳ ra hoa.


Để kích thích cây phân hóa mầm hoa và ra hoa tốt, bà con cần bón phân gốc với tỷ lệ lân và kali cao, đạm thấp vào thời điểm cơi đọt 2 chuyển già. Đồng thời cần xiết nước để hạn chế phát đọt mới và phun bổ sung phân bón lá có hàm lượng lân cao như 6-30-30 +TE và phân có vi lượng Bo cao để kích thích phân hóa tạo mầm hoa và kích thích hạt phấn phát triển.


Sau đậu trái khoảng 1 tuần cần phun phân bón lá có hàm lượng Bo cao để chống rụng trái non. Sau đậu trái khoảng 1 tháng cần bón phân NPK Đầu Trâu 16-16-16 hoặc Đầu Trâu AT3 để dưỡng trái. Việc bón phân gốc cần định kỳ 1,5-2 tháng/lần cho đến trước thu hoạch 1 tháng. Trong thời kỳ cây mang trái cần phun bổ sung các loại phân bó  có đạm và kali cao như 10-5-45 và các loại phân có hàm lượng canxi cao nhằm giúp trái lớn đều, chống nứt, nám, thối trái.


Ngoài ra, cây nhãn Ido thường đậu trái rất sai, nên cần tiến hành tỉa bớt trái ở thời điểm 1 tháng sau đậu trái. Các chùm trái được tỉa bỏ bao gồm các chùm trên các cành nhỏ khuất trong tán, chùm trổ trước hoặc sau lứa rộ, chùm ở đỉnh ngọn. Số trái chừa lại ở nhãn 3 năm tuổi khoảng 25 kg trái/cây.


PHAN LÊ - SGGP




Tham khảo thêm:

Nhà vườn thích trồng nhãn Ido

Cách trồng nhãn Ido đồng tháp -xuất khẩu trái cây

Nhãn ido đồng tháp

 

 

 

 

Bộ NN-PTNT loại bỏ thuốc diệt cỏ gây ung thư từ 10-4 | Nông nghiệp

Nâng chất sản phẩm nông nghiệp chủ lực | Nông nghiệp
Kỹ thuật trồng nhãn ido Đồng tháp.

Chiều nay (10-4), tại Hà Nội, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN-PTNT đã tổ chức công bố Quyết định 1186 của Bộ NN-PTNT về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. 


Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, việc loại bỏ hoạt chất Glyphosate là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật hiện hành, hài hòa với quy định quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn và điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.


Glyphosate là hoạt chất thuốc trừ cỏ được sử dụng rộng rãi trên thế giới vì tác dụng diệt cỏ hiệu quả cao. Tại Việt Nam, từ năm 1994, Glyphosate đã được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và đến nay có 104 tên thương mại chứa Glyphosate được đăng ký (ban hành theo Thông tư số 03/2018/TT-BNNPTNT ngày 9/2/2018 và Thông tư số 13/2018/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2018).


Mức độc hại của thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate đã được cảnh báo từ lâu. Việc lạm dụng các loại hóa chất diệt cỏ, trừ sâu bệnh trong thời gian dài không những gây ảnh hưởng môi trường mà còn để lại hậu quả nặng nề trước hết với sức khỏe của người dân - những người thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất này và cả những người tiêu dùng.


Mới đây, tòa án tại Mỹ đã có phán quyết lần thứ 2 về một loại thuốc diệt cỏ do Tập đoàn Monsanto (Mỹ) sản xuất từ hoạt chất Glyphosate là thủ phạm gây ung thư cho một người làm vườn ở Mỹ.


Trong khi đó, từ nhiều năm qua, các doanh nghiệp của Việt Nam đã nhập khẩu về một trữ lượng khổng lồ các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ từ hoạt chất này.


Theo số liệu của Cục Bảo vệ thực vật, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Glyphosate tại Việt Nam hầu hết đều do Monsanto (hiện đã thuộc về Tập đoàn Bayer của Đức) phân phối. Trong những năm qua, lượng Glyphosate sử dụng tại Việt Nam là rất lớn, mỗi năm khoảng 30.000 tấn, chiếm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật nói chung và chiếm 60% trong nhóm thuốc trừ cỏ.


Glyphosate chủ yếu sử dụng cho cây trồng trên cạn, Chính phủ và Bộ NN-PTNT không khuyến khích người dân sử dụng hay quá lạm dụng các biện pháp hóa học mà khuyến khích sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.


Trước đó, Bộ NN-PTNT đã từng có quyết định loại bỏ 6 hoạt chất ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, với số lượng tên thương phẩm lên tới 1.024 nhãn thuốc.


VĂN PHÚC - SGGP




Tham khảo thêm:

Xoài cát chu vàng Cao Lãnh

Đặc điểm, dinh dưỡng, cách bảo quản xoài cát chu Cao Lãnh

 

 

 

Ứng dụng công nghệ 4.0 bảo hộ giống cây trồng, vật nuôi.

Trung Quốc siết đường tiểu ngạch, lo rau quả bí đầu ra.
Chăm sóc sầu riêng giai đoạn kinh doanh.


Hiện nay, công tác quản lý và xác lập bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nguồn gien giống cây trồng, vật nuôi vẫn còn hạn chế, bất cập. Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rầm rộ, các doanh nghiệp (DN), nhà nghiên cứu cần nhận thức rõ hơn vai trò của công nghệ 4.0 trong nghiên cứu và bảo hộ quyền SHTT nguồn gien giống cây trồng, vật nuôi; từ đó, nâng cao giá trị, tạo lợi thế cạnh tranh cho nông sản Việt.


Chọn tạo giống lúa mới tại Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành thuộc Tập đoàn Lộc Trời.


► Còn bất cập

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai, Chuyên gia tư vấn về bảo hộ giống cây trồng, Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Từ năm 2004 đến năm 2015, cả nước tiếp nhận 648 đơn đăng ký Bảo hộ giống cây trồng (trong đó 184 đơn nước ngoài) và có 282 bằng bảo hộ giống cây trồng đã được cấp. Hệ thống bảo hộ giống cây trồng còn thiếu và hạn chế kinh nghiệm về bảo hộ, giữ giống, bảo vệ quyền sở hữu. Bên cạnh đó là khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và bảo hộ giống cây trồng hạn hẹp. Đặc biệt, nhận thức của các đối tượng liên quan về giống cây trồng hiện nay còn rất hạn chế”.

Theo số liệu thống kê, Việt Nam có hơn 800 sản phẩm nông, lâm, thủy sản tham gia thị trường nhưng chỉ khoảng 50 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, 140 sản phẩm có nhãn hiệu chứng nhận và bảo hộ quyền SHTT. Trong đó, một số ít sản phẩm được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài, như: nước mắm Phú Quốc, cà phê Ban Mê Thuột, thanh long Bình Thuận, vú sữa Lò Rèn. “Nông sản Việt Nam đã xuất hiện ở nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia, trong đó nhiều đặc sản nổi tiếng vùng miền bị nhái tràn lan, ở thị trường trong và ngoài nước… Mặt khác, do chưa chú trọng việc đăng ký bảo hộ SHTT, nhiều nông sản của Việt Nam được các DN nước ngoài nhập về chế biến lại và mang thương hiệu nước ngoài. Thậm chí, nhiều sản phẩm dù được bảo hộ tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhưng chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn mác. Hơn nữa, một bộ phận thương nhân, DN vẫn giữ tâm lý “mua đứt, bán đoạn” nên không quan tâm đến việc đăng ký SHTT”- ông Ngô Quốc Nam, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sinh hóa Phù Sa nói.

Những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên tuyên truyền về tác hại, xử phạt các hành vi vi phạm bản quyền, nhất là lĩnh vực SHTT về nông nghiệp và giống cây trồng, vật nuôi… Từ đó, nảy sinh tình trạng nhiều nông dân, thương nhân “mượn tạm” nông sản được bảo hộ SHTT để sản xuất, kinh doanh nhưng không trả chi phí bản quyền cho công ty, chủ sở hữu. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, thủ tục đăng ký bản quyền SHTT đối với cây trồng, vật nuôi còn lắm phức tạp. Đây là lý do khiến tác giả, nhà sáng chế ngần ngại vì thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong việc hoàn thiện các thủ tục đăng ký. Đó là chưa kể vấn đề tài chính, chi phí đăng ký bảo hộ ảnh hưởng không nhỏ đến việc khuyến khích nông dân, DN, nhà nghiên cứu trong việc chọn tạo ra các giống mới…

► Xu thế tất yếu

Từng bước tháo gỡ khó khăn, các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất định hướng nghiên cứu, cơ chế liên kết hợp tác giữa các tổ chức, viện trường, các công ty, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ gien, bảo tồn và bảo hộ SHTT nguồn gien giống cây trồng quý hiếm. Đây được cho là lối đi tắt nhanh nhất để sản phẩm và các công trình nghiên cứu khoa học được bảo hộ.

Ông Trương Hoàng Phương, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ, chia sẻ: “Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng, vấn đề bảo hộ giống cây trồng, vật nuôi; bảo hộ hàng hóa nông sản giữ được xuất xứ, thương hiệu; đặc biệt là ứng dụng công nghệ 4.0 vào nghiên cứu và bảo tồn nguồn gien, cần phải được ưu tiên hàng đầu. Đó là việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ gien, tế bào, vi phân giống, vi sinh, di truyền… để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có đặc tính ưu việt, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường”.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai, Chuyên gia tư vấn về bảo hộ giống cây trồng, Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP Hồ Chí Minh, khi muốn bảo hộ giống cây trồng mới, nhà nghiên cứu, chọn tạo giống phải nắm rõ nguồn gốc xuất xứ của giống và tuyệt đối bảo mật thông tin, không thương mại hóa giống trước khi nộp đơn xin bảo hộ. Tiếp đó, phải tìm hiểu hoặc thông qua đơn vị đáng tin cậy để được tư vấn về điều kiện và thủ tục bảo hộ giống cây trồng mới, thực hiện bảo hộ càng sớm càng tốt.

Ông Trần Giang Khuê, Phó trưởng phụ trách Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Ngành chức năng, DN, nông dân cần phối hợp tích cực trong việc đăng ký bảo hộ cho nông sản, đặc sản Việt. Đây là nền tảng để hình thành vùng nguyên liệu ổn định, tiến tới xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam. Đồng thời, giúp lưu giữ được nguồn giống tốt, không lẫn lộn, pha tạp với các quốc gia khác”.

Bài, ảnh: MỸ THANH - Báo Cần Thơ


Gian hàng xuất khẩu trái cây

 

 

Tiềm năng thị trường Australia từ Hiệp định CPTPP

Khi doanh nghiệp liên kết nông dân | Nông nghiệp
Trái cây xuất Trung Quốc phải dùng bao bì theo quy định mới.

Ngày 12/4, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo với chủ đề “Tiềm năng thị trường Australia từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)












tiem nang thi truong australia tu hiep dinh cptpp hinh 1
Các đại biểu tham dự Hội thảo “Tiềm năng thị trường Australia từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương".

Trong Hiệp định CPTPP, Australia cam kết một biểu thuế quan chung, áp dụng cho tất cả các thành viên CPTPP. Trong đó, cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 93% số dòng thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Gần như toàn bộ các dòng thuế còn lại sẽ được xóa bỏ trong vòng 3-4 năm và tập trung chủ yếu ở các sản phẩm đang có thuế suất là 5-10%, bao gồm: nhựa và cao su, dệt may, quần áo và giày dép, sắt thép, linh kiện ô tô, và một số máy móc, đồ nội thất. Sản phẩm duy nhất mà Australia không xóa bỏ thuế là ô tô đã qua sử dụng.


Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Nguyên Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nhận định, Australia là một thị trường khó tính với nhiều quy định nhập khẩu nghiêm ngặt.


“Trong bối cảnh chúng ta có các FTA về CPTPP thì thị trường Australia luôn được đánh giá là rất tiềm năng và không dễ dàng thâm nhập được thị trường này. Sức lôi cuốn và khả năng mà chúng ta có thể tiếp cận và giữ vững được những thị phần xuất khẩu của những sản phẩm thì đã có. Vì vậy,  để thâm nhập sâu rộng vào thị trường này cần phải có sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp”, bà Đinh Thị Mỹ Loan cho hay.


Theo bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng phòng FTA, Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện, các cam kết thương mại quốc tế nói chung thường phức tạp và khó hiểu đối với trình độ của doanh nghiệp.


Theo điều tra của VCCI, tỷ lệ doanh nghiệp biết rõ về CPTPP chỉ chiếm 13% trong khi tỷ lệ doanh nghiệp biết hạn chế (biết tương đối hoặc rất ít) chiếm tới 65%. Đáng lưu ý, có tới 14% số lượng doanh nghiệp được hỏi hoàn toàn không biết gì về CPTPP mặc dù FTA này đã được nhắc tới nhiều qua các phương tiện truyền thông trong suốt quá trình đàm phán cho đến khi được ký kết (hơn 6 năm).


“CPTPP ở thị trường Australia rất tiềm năng, song đây cũng là thị trường rất khó tính đối với thị trường hàng hóa. Australia là một trong những thị trường có quy định về nhập khẩu rất khắt khe, đặc biệt là đối với hàng hóa về nông sản như, các quy định về vệ sinh an toàn thực  phẩm hay việc  ghi nhãn mác, rào cản về kỹ thuật. Do đó, để tiếp cận được thị trường này chúng ta phải giải quyết được những nhu cầu của thị trường, các quy định pháp lý, yêu cầu nhập khẩu và người tiêu dùng Australia”, bà Phùng Thị Lan Phương nhấn mạnh.





Các chuyên gia cũng đề xuất, để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Australia, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đổi mới sáng tạo, có chiến lược kinh doanh dài hạn, chú trọng xây dựng thương hiệu. Đồng thời, phải hướng đến nền sản xuất sạch hơn, đảm bảo và có sự hiểu biết về các quy định chất lượng hàng hóa./.



Theo VOV

Gian hàng trái cây

 

 

 

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

“Đất chết“ Vĩnh Cửu đẻ nhiều tỉ phú từ nông nghiệp sạch

Tin tức tham khảo
Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả trong năm 2019 | Nông nghiệp

Rau quả an toàn trên xứ chè

(Dân Việt) Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) từng được mệnh danh là “vùng đất chết”, nhưng kể từ khi địa phương triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), thành lập HTX nông nghiệp và phát triển trồng cây có múi theo hướng hữu cơ, nơi đây đã xuất hiện nhiều tỷ phú, nông dân sản xuất giỏi.


Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, huyện Vĩnh Cửu thuộc địa phận Chiến khu Đ, đã hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn.

Dám nghĩ, dám làm

Đến thăm HTX Bình Minh, nghe Giám đốc Hà Thắng kể câu chuyện làm giàu mới hiểu được những nỗ lực phi thường của người dân và chính quyền nơi đây trong việc vượt lên gian khó, chăm chỉ làm ăn, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật... vào sản xuất nông nghiệp.

Anh Thắng cho biết, trước kia đồng bào dân tộc Chơ Ro ở đây mưu sinh chủ yếu bằng nghề rừng, cuộc sống du canh du cư rất bấp bênh, nghèo khó. Sau này bà con đã biết cải tạo đất để trồng điều nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao. Được sự khuyến khích của địa phương và Hội Nông dân xã, nhiều hộ đã vay vốn để chuyển đổi diện tích điều kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng các loại cây có múi như quýt, cam, bưởi...

 "dat chet" vinh cuu de nhieu ti phu nho theo duoi nong nghiep sach hinh anh 1


 Mô hình trồng quýt của HTX Bình Minh - điểm sáng kinh tế nông nghiệp huyện Vĩnh Cửu. ảnh: Nguyễn Quỳnh


Để hỗ trợ nhau về mặt kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, anh Thắng đã đứng ra thành lập CLB cây trồng có múi xã Phú Lý, gồm 10 thành viên. Sau đó, được huyện, xã hỗ trợ nên CLB đã phát triển lên thành HTX gồm 14 hộ xã viên, với tổng diện tích canh tác gần 50ha.

Hiện HTX Bình Minh sản xuất 3 loại nông sản chủ lực là quýt đường, cam sành và bưởi da xanh, trong đó quýt đường chiếm nhiều nhất với 20ha. Điều đáng nói, toàn bộ diện tích cây trồng này đều tuân thủ theo quy trình canh tác hữu cơ, không sử dụng thuốc hóa học.

“Bắt đầu từ chuyện khi mình có một ít quýt mang tặng bạn bè, gần như ai cũng hỏi có phun thuốc không thì mình mới nhận ra rằng, người tiêu dùng rất sợ những sản phẩm không an toàn. Chính vì thế mình quyết định tìm hiểu và chuyển sang làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đến nay đã được 6 năm rồi” - anh Thắng tâm sự.

Anh Thắng thừa nhận, bản thân anh cũng như các xã viên khác đều đã từng làm nông nghiệp một cách tùy tiện, biết đến đâu làm tới đó, không tuân theo một quy trình sản xuất nào. Khi tham gia HTX, có sự đúc rút, học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ tư vấn kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông nên trình độ canh tác đã được nâng cao, thay đổi theo hướng hiệu quả và an toàn hơn.

Đồng lòng theo đuổi nông nghiệp sạch

Trò chuyện với chúng tôi, ông Phan Văn Minh (ở ấp Cây Cày, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu) cho biết: Là một nông






Nhờ bám sát chủ trương của xã để “mần ăn” đúng hướng nên vài năm trở lại đây, doanh thu các xã viên đều tăng từ 35-40%. Ngày xưa có mơ cũng không dám nghĩ tới, mà nay có những hộ thu nhập cả tỷ đồng”.
Anh Hà Thắng 

dân trong HTX Bình Minh đã chuyển đổi từ phương thức canh tác truyền thống sang thực hiện quy trình hữu cơ, bản thân tôi và các xã viên không chỉ có những thay đổi tích cực trong tư duy, mà còn ứng dụng vào sản xuất hàng ngày. Cam, quýt và các loại cây ăn quả có múi nói chung khi vào mùa mưa thường bị dịch bệnh rất nhiều, bà con hay sử dụng thuốc hóa học để xịt.

Thông thường, mỗi năm quýt cho thu 1 vụ, nếu may trúng giá thì lãi khá, nếu rớt giá thì coi như lỗ vốn. Nhưng bây giờ các xã viên chỉ dùng các loại thuốc BVTV làm từ thảo mộc, bón phân hữu cơ vi sinh để giúp cây kháng bệnh và phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, sản phẩm an toàn.

“Trước hết, chính người trực tiếp sản xuất được hưởng lợi khi không phải tiếp xúc với các chất hóa học độc hại, thứ hai là giảm được rất nhiều chi phí đầu tư. Tuy có vất vả và thời gian thu hoạch dài hơn, nhưng cây trồng của mình sẽ bền, thu hoạch được lâu năm hơn. Đặc biệt cây cho trái quanh năm, thu hoạch nhiều đợt nên bớt lo dư thừa” – ông Minh chia sẻ.

“Tuy nhiên, cái khó của người nông dân hiện nay là làm ra sản phẩm sạch nhưng chưa biết cách nói lên hay chứng minh được cái sạch của mình. Một số người tiêu dùng hiểu được điều này, nhưng còn rất nhiều người không hiểu nên chúng tôi cũng có một phần thiệt thòi. Nhưng dù khó, chúng tôi vẫn không từ bỏ mà theo đuổi đến cùng” - ông Minh nói.

Ông Phạm Minh Phước – Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu cho biết, để hỗ trợ bà con nông dân và xã viên theo đuổi mô hình nông nghiệp sạch, chính quyền địa phương đã mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ hệ thống tưới tự động cho người dân. Huyện cũng phối hợp Sở Công Thương kết nối tiêu thụ sản phẩm của HTX tại chợ đầu mối và một số cửa hàng  trên địa bàn. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp huyện đang cùng người dân xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm bằng hệ thống tem nhãn truy xuất nguồn gốc, đến nay đã cơ bản hoàn thành khoảng 60-70%.

Theo anh Hà Thắng, hiện nay cam, quýt của HTX Bình Minh cho năng suất trung bình 50-60 tấn/ha/năm. Trên cơ sở đặt hàng của các chuỗi siêu thị, cửa hàng... HTX đang cố gắng hợp tác với đội kỹ thuật để xử lý giúp cây cho thu hoạch trái vụ, tiếp tục nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Theo Dân Việt


Tham quan gian hàng trái cây

 

 

 

 

 

 

 

5 cách giảm mệt mỏi sau nghỉ lễ.

Những tin nổi bật bạn có quan tâm

Nhà vườn thích trồng nhãn Ido

Quả sạch, nhà nông khoẻ re

Quay lại thành phố sau kì nghĩ lễ kéo dài và bỗng nhiên thấy cơ thể mất cân bằng một cách trầm trọng. Thật khó để quay trở lại làm việc với trạng thái tốt nhất nếu không sử dụng những thực phẩm dưới đây. Cam kết hiệu quả ngay từ lần sử dụng đầu tiên.

Nấm sạch


Nhiều người cho tới nay vẫn lầm tưởng nghiêm trọng về công dụng của nấm, và nhất định chỉ coi nấm như một loại rau ăn thông thường hàng ngày, với những công dụng không hơn không kém. Nếu đó là bạn thì thật đáng tiếc, vì ở trên đời có rất ít những loại thực phẩm có giá trị với sức khỏe con người nhiều như nấm. Đặc biệt là nó còn rất phổ thông, có thể tìm mua một cách an toàn ở bất kì cửa hàng thực phẩm sạch nào.



Mỗi loại nấm đều có hương vị và dinh dưỡng khác nhau, tùy vào khẩu vị mà ta chọn mua sao cho phù hợp. Tuy nhiên có 2 chất quan trọng mà mọi loại nấm đều có, đó là: Protein thực vật và Chất xơ. Hai chất này cực kì cần thiết cho cơ thể, vừa bổ xung dinh dưỡng đầy đủ để nuôi dưỡng trí tuệ, cơ bắp phát triển, đồng thời còn giúp thanh lọc, giảm cân hiệu quả vô cùng. Đó là lý do tại sao ta nên bổ xung nhiều nấm vào khẩu phần ăn sau các kì nghĩ lễ kéo dài.

Nước chanh


Không loại dung dịch được quảng cáo rầm rộ nào có tác dụng thanh lọc giải độc cơ thể tốt như nước chanh. Nó xứng đáng là thuốc tiên giải rượu sau mấy cuộc nhậu nát người của các ông chồng. Với chị em phụ nữ thì một ly chanh ấm pha mật ong vào buổi sáng không chỉ sáng da, đẹp tóc mà còn tỉnh táo cả ngày. Tội gì mà không thử các bạn ha!


Cam, bưởi


Vitamin C và chất xơ là những gì cơ thể cần sau những ngày dài di chuyển mệt mỏi. Một quả bưởi, hoặc 2 quả cam mỗi ngày là đủ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức để kháng tăng cao và tinh thân sảng khoái cùng nhau kéo đến.

Uống đủ nước


Luôn luôn uống đủ nước trong mọi hoàn cảnh. Dường như là một điều vô cùng đơn giản, tuy nhiên vẫn nhiều người vì quên, coi thường hay cố tình lờ đi điều đó. Nước quan trọng với sức khỏe của con người đến mức không thể tách rời. Đừng vì lười mà không bổ xưng từ 2 lít nước mỗi ngày nhé các bạn. Tác dụng của nước có lẽ trình bày cả ngày chẳng hết, chỉ biết là nếu thiếu nước, toàn bộ sự sống sẽ không thể tồn tại.

Giảm mệt mỏi sau nghỉ lễ bằng cách Uống đủ nước



Thay đổi thực đơn


Hầu hết mọi gia đình đều chỉ đi nghỉ ở một địa điểm, vừa là vì thời gian, đồng thời cũng tiết kiệm tiền bạc, sức lực. Chính bởi vậy trong 3,4 ngày nghỉ chúng ta thường chỉ sử dụng một thực đơn giới hạn. Ví dụ đi núi thì ăn đồ rừng, đi biển thì ăn hải sản...

Vậy nên muốn cân bằng lại dinh dưỡng trong cơ thể thì làm theo cách đơn giản như sau: Tăng khẩu phần những thực phẩm mà khu du lịch không có. Và nhớ bổ xung thêm nhiều rau sạch trong thực đơn hàng ngày của gia đình các bạn nhé.

Giảm mệt mỏi sau nghỉ lễ bằng cách thay đổi thực đơn
Một thực đơn đa dạng là tốt hơn với cơ thể


Tập thể dục nhẹ nhàng

Tôi biết rất nhiều người ở đây là fan cuồng của Gym, Aerobic,  Trekking... tuy rất tốt cho sức khỏe, nhưng ở thời điểm sau kì nghỉ lễ, với những chuyến đi dài thì không nên chút nào. Cách tốt nhất là đi bộ nhẹ nhàng, vừa giúp cơ thể lấy lại cân bằng, lại khiến đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn cho những dự định cho công việc sắp tới.

giảm mệt mỏi sau nghỉ lễ bằng cách đi bộ nhẹ nhàng


Hi vọng các bạn sớm trở lại với trạng thái bình thường thật nhanh chóng để đảm bảo hiệu xuất công việc.

Theo Cleverfood

Tham quan gian hàng xuất khẩu trái cây