Hiển thị các bài đăng có nhãn trái cây xuất khẩu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trái cây xuất khẩu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

Dưa hấu được giá, nông dân phấn khởi

“Ngả mũ” với cách tiếp thị của nông dân Thái Lan
“Canh tác thông minh”: Tăng năng suất cho nhãn Ido | Nông nghiệp

Năm ngoái cũng vào thời điểm này, nông dân tỉnh Quảng Nam “méo mặt” vì giá dưa hấu giảm, không ít người bỏ mặc tại ruộng. Năm nay, bà con phấn khởi ra đồng thu hoạch dưa hấu, thương lái đến tận ruộng mua với giá từ 6.500 đồng đến 7.000 đồng/kg, mức giá cao nhất từ trước đến nay.

Tại cánh đồng dưa ở huyện Phú Ninh với nhãn hiệu dưa hấu Kỳ Lý, mặt hàng nông sản đầu tiên ở Quảng Nam được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và được sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, những ngày này, gia đình ông Trần Văn Thiện (ở thị trấn Phú Thịnh) gần như có mặt thường trực ở cánh đồng dưa.












quang nam: dua hau duoc gia, nong dan phan khoi hinh 1
Thương lái đến tận ruộng để mua dưa

Vụ này, gia đình ông Thiện trồng 5 sào dưa hấu. Với giá bình quân 6.500 đồng/kg, mỗi sào dưa gia đình ông thu về 30 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lại khoảng một nửa. Nếu như mấy năm trước, gia đình ông Thiện phải gánh dưa hấu bán dọc đường thì năm nay, thương lái đến tận ruộng mua dưa.


“Giá dưa năm nay ổn định. Đầu mùa khoảng 3.700 đồng/kg, bữa nay là 6.500 đồng/kg. Nhà vườn rất là hân hoan”, ông Trần Văn Thiện phấn khởi cho biết.












quang nam: dua hau duoc gia, nong dan phan khoi hinh 2
Giá dưa hiện tại 6.500 đồng/kg

Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam trồng hơn 360 hecta dưa hấu, chủ yếu tập trung các xã: Tam Phước, Tam Lộc, Tam Thành, thị trấn Phú Thịnh.... Dự kiến, năng suất dưa toàn huyện ước đạt bình quân hơn 26 tấn/hecta, sản lượng đạt khoảng hơn 9.400 tấn. Bình quân, mỗi hecta, bà con có lãi khoảng 150 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng vì giá dưa hấu năm ngoái rớt thê thảm nên năm nay, nhiều hộ gia đình không dám trồng dưa.


Ông Đinh Long Toàn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam cho biết, nếu giá dưa tiếp tục ổn định như hiện nay thì cây dưa sẽ là cây trồng chủ lực ở địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.












quang nam: dua hau duoc gia, nong dan phan khoi hinh 3
Giá dưa hấu cao nhưng diện tích trồng dưa lại giảm

“Huyện Phú Ninh, vụ Đông Xuân 2018-2019, diện tích dưa sản xuất đạt khoảng 360 hecta, giảm so với cùng kỳ năm trước là khoảng 150 hecta. Hiện tại, người dân đã thu hoạch khoảng 30% diện tích trồng dưa. Những ngày đầu vụ, giá dưa khoảng 5.000 đồng/kg. Thông tin mới nhất thì giá dưa đạt từ 6.000 đồng đến 6.500 đồng/kg. So với vụ Đông Xuân năm 2017- 2018 thì vụ dưa năm nay giá khá cao, bà con nông dân rất phấn khởi”, ông Đinh Long Toàn nói./.




Theo VOV

Tham khảo xuất khẩu trái cây:

Shop

TRANG CHỦ

 

 

 

 

 

 

 

“Ngả mũ” với cách tiếp thị của nông dân Thái Lan

“Canh tác thông minh”: Tăng năng suất cho nhãn Ido | Nông nghiệp

Bộ NN-PTNT loại bỏ thuốc diệt cỏ gây ung thư từ 10-4 | Nông nghiệp
Nâng chất sản phẩm nông nghiệp chủ lực | Nông nghiệp

"(Dân Việt) Chưa thực sự khâm phục về lối canh tác sản phẩm nông nghiệp của người nông dân Thái Lan nhưng đoàn nông dân giỏi Việt Nam lại phải… nghiêng mình trước cách tiếp thị, quy trình đưa sản phẩm ra thị trường để tối ưu hóa chuỗi giá trị nông sản của người Thái."


Sau chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tại nước bạn Thái Lan, nhiều nông dân Việt phải thốt lên: Tại sao điều kiện thiên nhiên ở Việt Nam ưu đãi hơn hẳn, các loại trái cây cũng phong phú hơn nhưng chúng ta không thương mại hóa tốt như nông dân nước bạn? Tại sao vẫn có tình trạng phải "giải cứu nông sản"? Tại sao vẫn thường xuyên tái diễn tình trạng được mùa mất giá và ngược lại?...

Làm nông nhưng “khéo”… phát triển du lịch

 “nga mu” voi cach tiep thi san pham cua nong dan thai lan hinh anh 1


Tham quan vườn dâu thực nghiệm tại Mae Tha, huyện Mae On, Chiang Mai. Ảnh: Q.H









100 nông dân xuất sắc tham gia khóa tập huấn kết hợp tham quan thực tế tại một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả của Thái Lan đến từ các đội đoạt giải Nhất của các cuộc thi lớn do Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức trong vòng 5 năm trở lại đây như: Chương trình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” (thực hiện trong 3 năm từ 2015-2017); Hội thi Nhà nông đua tài Tây Nguyên tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6, năm 2017 (đội nông dân giỏi tỉnh Đăk Lăk đoạt giải Nhất); Hội thi Nhà nông đua tài 2019 tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, năm 2019 (đội nông dân giỏi tỉnh Gia Lai đoạt giải Nhất); Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ 4, năm 2017 (đội nông dân giỏi tỉnh Hà Tĩnh đoạt giải Nhất), cùng với cán bộ khuyến nông các tỉnh thành và các nhà khoa học…

Từ sân bay Tân Sơn Nhất đáp chuyến bay đến thủ đô Bangkok (Thái Lan), đoàn nông dân giỏi Việt Nam được di chuyển đến tỉnh Chachoengsao và tham quan Coconut Farm - Hợp tác xã chuyên về canh tác dừa xiêm trên vùng đất nhiễm phèn khá nặng rộng hơn 2.500 ray (một đơn vị tính của Thái Lan), tương đương khoảng 400ha của Việt Nam, và cung cấp khoảng 2.000 trái dừa/ngày, ra khắp các siêu thị trên đất nước  này.

Tiến sĩ Tiva - quản lý Ratree Coconut - một nhóm 40 thành viên của Coconut Farm cho biết, Coconut Farm bao gồm 5 nhóm với 40 thành viên. Trong đó, các nhóm có phân công từng công việc cụ thể từ canh tác, chăm sóc và quản lý vườn dừa. Sau khi thu hoạch, sản phẩm được “tập kết” tại Ratree Coconut để chặt tách vỏ dừa, sau đó được dán nhãn truy xuất nguồn gốc và được đưa ra các siêu thị trên toàn đất nước Thái Lan.

“Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất hữu cơ với vườn dừa, có nhật ký theo dõi quy trình chăm sóc đầy đủ và đảm bảo các chứng nhận an toàn của Thái Lan và quốc tế. Vì vậy, tất cả các sản phẩm đưa ra thị trường đều được "bao tiêu hết" tại các siêu thị lớn chứ không bị trôi nổi ra thị trường nhỏ lẻ. Đó là cách mà chúng tôi nâng giá trị thực tế cho mỗi trái dừa từ 22 bath (bán thông thường tại các chợ truyền thống) lên mức giá 29 - 30 bath (tại các siêu thị) nhưng cung vẫn không đủ cầu” - ông Tiva chia sẻ.

Cũng theo ông Tiva, bình quân mỗi thành viên trong Coconut Farm nhờ tuân thủ các quy trình sản xuất và nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm dừa, mà từ đó có thu nhập bình quân khoảng 1 triệu bath/tháng (khoảng 800 triệu đồng).

Tuy nhiên, đa số các thành viên của đoàn nông dân giỏi Việt Nam lại học và trầm trồ trước cách làm “du lịch”… nhiệt tình của Coconut Farm. Đó là, trong quá trình tham quan vườn dừa rộng thênh thang, cơn mưa đầu tiên năm 2019 của Thái Lan bất chợt đổ xuống khiến những thành viên trong đoàn phải chen nhau trong những lán tạm giữa vườn.

Không quản cơn mưa nặng hạt, các thành viên của Coconut Farm, thậm chí còn gỡ những tấm tôn, pano quảng bá để che mưa và tìm những chiếc công nông để chở đoàn về trang trại. Đón tiếp đoàn là những ly nước dừa ngọt lịm, rau câu dừa mát lạnh và những nụ cười tươi…

Anh Hoàng Nhu - nông dân giỏi tỉnh Sóc Trăng, cho hay: “Dù mô hình này không mới, thậm chí còn không bằng một số mô hình dừa tại tỉnh Bến Tre, bởi cách làm sáng tạo, tận dụng các sản phẩm từ cây dừa từ quả già, vỏ dừa, bon sai dừa… nhưng chính sự nhiệt tình của họ khiến cho du khách có hảo cảm. Đặc biệt, họ biết nghiên cứu thị trường và những thông tin về thị trường khiến họ có thể tận dụng chuỗi giá trị đạt hiệu quả cao nhất”.

Sau chuyến tham quan Coconut Farm, đoàn có chuyến tham quan trại rắn Hoàng gia Thái Lan và xưởng chế tác đá quý World Gems Company, trước khi bắt chuyến tàu lửa với hành trình 700km từ Bangkok lên tỉnh Chiang Mai (miền Bắc của Thái Lan).

Quy trình làm “ngược”

Sau chuyến hành trình đường dài, đoàn nông dân giỏi được tham quan một số điểm đến nổi tiếng của tỉnh Chiang Mai như Botanic Garden - một trung tâm khoa học và giáo dục về thực vật nổi tiếng của Thái Lan; Royal Park Rajapruek (Công viên Hoàng gia, còn gọi là vườn hoa hoặc vườn thượng uyển Rajapruek) trước khi ghé thăm Maetha Organic Farm (huyện Mae On, tỉnh Chiang Mai) - một HTX làm nông nghiệp hữu cơ với quy mô tới 650 thành viên là các… hộ gia đình.

Cô Mathana - Quản lý tư vấn và đại diện Maetha Organic Farm cho hay, chỉ cần làm nông nghiệp hữu cơ theo đúng quy trình thì các sản phẩm đầu ra của các thành viên không lo “dội chợ”. Theo đó, các sản phẩm từ Maetha Organic Farm được cung ứng bởi 4 kênh gồm: Thị trường Bangkok, chợ địa phương, đóng container chuyển ra các siêu thị quanh vùng và làm theo đặt hàng của các siêu thị lớn trên toàn quốc.

“Chúng tôi được Nhà nước hỗ trợ khoảng 40% vốn để sản xuất, cùng một số nguồn khác nữa. Ngoài ra, các doanh nghiệp bao bì cũng liên hệ để giúp chúng tôi đóng gói bao bì sản phẩm sao cho đúng cách bởi với một số thị trường khó tính, chỉ cần một vấn đề nhỏ ở khâu  bao bì đóng gói (bị bong tróc) thì sản phẩm đã là không an toàn. Chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt điều đó nên sản phẩm luôn được thị trường chấp nhận” - cô Mathana chia sẻ.

Đánh giá về cách làm của Maetha Organic Farm, TS Hồ Văn Chiến - nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, chia sẻ: “Chúng ta cứ sản xuất, sản xuất thoải mái rồi mới tính đến thị trường, đến tiêu thụ, khi đó thì mình mới nghĩ đến bao bì, đóng gói, thiết kế… Còn nông dân Thái Lan thì ngược lại, họ tính đến thị trường, đến nhu cầu của từng thị trường. Đặc biệt ở khâu bao bì, đóng gói, thiết kế mẫu mã họ đã tính trước để từ đó nâng chất cho sản phẩm rồi mới nghĩ đến chuyện sản xuất cho phù hợp nên sản phẩm dễ được thị trường đón nhận”.


Tham khảo thêm:

Shop xuất khẩu trái cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Canh tác thông minh”: Tăng năng suất cho nhãn Ido | Nông nghiệp

Kỹ thuật trồng nhãn ido Đồng tháp.
Bộ NN-PTNT loại bỏ thuốc diệt cỏ gây ung thư từ 10-4 | Nông nghiệp

Nâng chất sản phẩm nông nghiệp chủ lực | Nông nghiệp

Nhãn Ido là loại quả có vỏ mỏng, hạt nhỏ, cơm dày, vị ngọt và thơm, đặc biệt, kháng rất tốt bệnh chổi rồng là những đặc tính vượt trội so với nhiều loại nhãn khác. Giá bán cao, dao động từ 25.000 đồng - 40.000 đồng/kg, cũng là lợi thế lớn giúp giống nhãn ido được nhiều bà con khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên lựa chọn để phát triển.


Theo Ông Trần Văn Quý (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang), nếu nhãn tiêu da bò bán tại vườn thường chỉ được trên 10.000 đồng/kg, thì giá nhãn Ido tại vườn không dưới 25.000 đồng/kg. Có nhiều vụ có thể đạt trên dưới 30.000 đồng/kg, lúc cao điểm nhất giá nhãn Ido tại vườn lên tới khoảng 40.000 đồng/kg. Vì vậy, các hộ trồng nhãn Ido hầu hết đều có thu nhập cao. Bình quân, mỗi ha cho lợi nhuận khoảng trên 100 triệu đồng.


Hiện nay, cùng với sự hướng dẫn của các nhà khoa học, cộng với kinh nghiệm canh tác, nhà vườn đã áp dụng thành công biện pháp dùng thuốc kali clorat (KClO3) xử lý ra hoa cho cây nhãn Ido. Đặc biệt, trong tình hình biến đổi khí hậu, nắng hạn gay gắt, việc áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm vào canh tác đã giúp nhà vườn rất nhiều trong việc tiết giảm chi phí sản xuất, mà vườn cây lại cho năng suất cao.


Theo các nhà khoa học, tại những vùng "Thâm canh tổng hợp nhãn Ido" thì những kiến thức về kỹ thuật canh tác, tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa, quản lý dinh dưỡng và dịch hại hợp lý rất quan trọng. Vì sẽ quyết định năng suất, chất lượng nhãn Ido. Do đó, quá trình canh tác, bà con cần lưu ý nắm vững. Cụ thể:


-Tỉa cành: nhà vườn cần cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, ốm yếu, bị che khuất bên trong tán cây nhằm tạo cho tán cây thông thoáng, kích thích cây ra nhiều chồi mới.


- Bón phân kích thích các cơi đọt ra tập trung phát triển tốt: bón phân chuyên dùng cho cây ăn trái hoặc NPK có hàm lượng đạm cao như NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE. Kết hợp bón phân hữu cơ, với liều lượng 2 tấn/ha sẽ giúp cây cho ra đọt non mập.


Song song đó, cũng cần chú ý phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại khi ra đọt non.

Giai đoạn xử lý ra hoa cần chú ý:


- Khi cơi đọt thứ ba chuyển sang màu xanh đọt chuối (tức từ 37 đến 39 ngày tuổi) tiếp tục phun MKP nồng độ 0,5% (40g/8 lít nước), việc này sẽ giúp cây cho lá già đồng loạt.


- Sau khi phun MKP được từ 5 đến 7 ngày, lúc này lá chuyển từ màu xanh đọt chuối sang màu xanh nhạt thì cần dọn sạch lá, cỏ xung quanh gốc, tưới nước trước khi xử lý 1 - 2 ngày để tạo độ ẩm cho gốc. Sau đó, hoà tan 300 – 400 gram kali clorat (KClO3) vào 35 - 40 lít nước, tưới đều xung quanh tán cây, tưới nước đảm bảo độ ẩm đất giúp thuốc ngấm đều vào vùng rễ cây.


- Khi cây ra hoa cần phun ngừa một số sâu, bệnh như: sâu ăn bông, bệnh khô cháy hoa. Chú ý chỉ phun thuốc trước khi ra hoa nở 5 - 7 ngày. Không nên phun thuốc trừ sâu, bệnh khi hoa đang nở sẽ làm rụng hoa.




Chương trình “Canh tác thông minh”: Tăng năng suất cho nhãn Ido ảnh 1

Phân NPK của Bình Điền chuyên dùng để chăm sóc nhãn Ido

Ngoài ra, cũng cần lưu ý: do sau khi xử lý thuốc đầu rễ của cây đã bị chết, nên khả năng hút chất dinh dưỡng cho cây, nuôi trái kém đi. Để trái được cây nuôi dưỡng tốt cần phải tạo thuận lợi cho ra rễ mới bằng cách tưới vào vùng tán cây đã tưới thuốc chất kích thích ra rễ các loại phân hữu cơ khoáng.


Các nhà khoa học cũng lưu ý, cây nhãn với đặc tính ra hai cơi đọt mới ra hoa, vì vậy, nhà vườn có thể bón thêm một lần phân gốc khi cơi đọt 1 đã già, cơi đọt 2 chuẩn bị nhú.


Cụ thể, để dưỡng đọt, bà con nên bổ sung thêm các loại phân bón lá có tác dụng kích phát đọt như 30-30-30 +TE, phân amino acid… nhằm giúp đọt phát triển mạnh và cân đối, nhanh bước vào thời kỳ ra hoa.


Để kích thích cây phân hóa mầm hoa và ra hoa tốt, bà con cần bón phân gốc với tỷ lệ lân và kali cao, đạm thấp vào thời điểm cơi đọt 2 chuyển già. Đồng thời cần xiết nước để hạn chế phát đọt mới và phun bổ sung phân bón lá có hàm lượng lân cao như 6-30-30 +TE và phân có vi lượng Bo cao để kích thích phân hóa tạo mầm hoa và kích thích hạt phấn phát triển.


Sau đậu trái khoảng 1 tuần cần phun phân bón lá có hàm lượng Bo cao để chống rụng trái non. Sau đậu trái khoảng 1 tháng cần bón phân NPK Đầu Trâu 16-16-16 hoặc Đầu Trâu AT3 để dưỡng trái. Việc bón phân gốc cần định kỳ 1,5-2 tháng/lần cho đến trước thu hoạch 1 tháng. Trong thời kỳ cây mang trái cần phun bổ sung các loại phân bó  có đạm và kali cao như 10-5-45 và các loại phân có hàm lượng canxi cao nhằm giúp trái lớn đều, chống nứt, nám, thối trái.


Ngoài ra, cây nhãn Ido thường đậu trái rất sai, nên cần tiến hành tỉa bớt trái ở thời điểm 1 tháng sau đậu trái. Các chùm trái được tỉa bỏ bao gồm các chùm trên các cành nhỏ khuất trong tán, chùm trổ trước hoặc sau lứa rộ, chùm ở đỉnh ngọn. Số trái chừa lại ở nhãn 3 năm tuổi khoảng 25 kg trái/cây.


PHAN LÊ - SGGP




Tham khảo thêm:

Nhà vườn thích trồng nhãn Ido

Cách trồng nhãn Ido đồng tháp -xuất khẩu trái cây

Nhãn ido đồng tháp

 

 

 

 

Bộ NN-PTNT loại bỏ thuốc diệt cỏ gây ung thư từ 10-4 | Nông nghiệp

Nâng chất sản phẩm nông nghiệp chủ lực | Nông nghiệp
Kỹ thuật trồng nhãn ido Đồng tháp.

Chiều nay (10-4), tại Hà Nội, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN-PTNT đã tổ chức công bố Quyết định 1186 của Bộ NN-PTNT về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. 


Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, việc loại bỏ hoạt chất Glyphosate là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật hiện hành, hài hòa với quy định quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn và điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.


Glyphosate là hoạt chất thuốc trừ cỏ được sử dụng rộng rãi trên thế giới vì tác dụng diệt cỏ hiệu quả cao. Tại Việt Nam, từ năm 1994, Glyphosate đã được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và đến nay có 104 tên thương mại chứa Glyphosate được đăng ký (ban hành theo Thông tư số 03/2018/TT-BNNPTNT ngày 9/2/2018 và Thông tư số 13/2018/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2018).


Mức độc hại của thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate đã được cảnh báo từ lâu. Việc lạm dụng các loại hóa chất diệt cỏ, trừ sâu bệnh trong thời gian dài không những gây ảnh hưởng môi trường mà còn để lại hậu quả nặng nề trước hết với sức khỏe của người dân - những người thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất này và cả những người tiêu dùng.


Mới đây, tòa án tại Mỹ đã có phán quyết lần thứ 2 về một loại thuốc diệt cỏ do Tập đoàn Monsanto (Mỹ) sản xuất từ hoạt chất Glyphosate là thủ phạm gây ung thư cho một người làm vườn ở Mỹ.


Trong khi đó, từ nhiều năm qua, các doanh nghiệp của Việt Nam đã nhập khẩu về một trữ lượng khổng lồ các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ từ hoạt chất này.


Theo số liệu của Cục Bảo vệ thực vật, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Glyphosate tại Việt Nam hầu hết đều do Monsanto (hiện đã thuộc về Tập đoàn Bayer của Đức) phân phối. Trong những năm qua, lượng Glyphosate sử dụng tại Việt Nam là rất lớn, mỗi năm khoảng 30.000 tấn, chiếm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật nói chung và chiếm 60% trong nhóm thuốc trừ cỏ.


Glyphosate chủ yếu sử dụng cho cây trồng trên cạn, Chính phủ và Bộ NN-PTNT không khuyến khích người dân sử dụng hay quá lạm dụng các biện pháp hóa học mà khuyến khích sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.


Trước đó, Bộ NN-PTNT đã từng có quyết định loại bỏ 6 hoạt chất ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, với số lượng tên thương phẩm lên tới 1.024 nhãn thuốc.


VĂN PHÚC - SGGP




Tham khảo thêm:

Xoài cát chu vàng Cao Lãnh

Đặc điểm, dinh dưỡng, cách bảo quản xoài cát chu Cao Lãnh

 

 

 

Nâng chất sản phẩm nông nghiệp chủ lực | Nông nghiệp

Kỹ thuật trồng nhãn ido Đồng tháp.
Ứng dụng công nghệ 4.0 bảo hộ giống cây trồng, vật nuôi.

Liên kết còn yếu


Sản xuất nông nghiệp TPHCM chuyển dần từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn bình quân cả nước, đạt 5,6%. Năm 2018, TPHCM đã lựa chọn các sản phẩm bò sữa, tôm, rau sạch, hoa lan, cây cảnh, cá kiểng là sản phẩm chủ lực nhằm phát triển mạnh nâng giá trị sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, UBND TPHCM đã phê duyệt đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn thành phố đến năm 2020.


Các chủ trương, chính sách của thành phố đều tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp đô thị, trong đó tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ lực an toàn.


Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM, nhận xét sản phẩm nông nghiệp chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thành phố và có xu hướng phát triển ổn định, có tiềm năng vừa mở rộng thị trường sản phẩm tiêu dùng vừa sản xuất giống chất lượng cao cung ứng tại thành phố và các tỉnh.


Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đưa vào thị trường tiêu thụ còn ở mức độ khiêm tốn, chưa đáp ứng được 30% thị trường tiêu thụ tại thành phố.




Nâng chất sản phẩm nông nghiệp chủ lực ảnh 1

Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của TPHCM đưa vào siêu thị chiếm rất ít

Đánh giá nguyên nhân này, ông Nguyễn Văn Tủi, Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân TPHCM), nhận định sản phẩm nông nghiệp chưa cung cấp đủ cho thị trường thành phố; trong khi sản xuất và tiêu thụ tại thành phố có thuận lợi là chi phí vận chuyển cho việc bán sản phẩm thấp, thời gian vận chuyển ngắn, giúp hạn chế chi phí bảo quản.


Dù Hội Nông dân TPHCM đã hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất - phân phối nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi các sản phẩm có thế mạnh, tiềm năng chưa được phát huy; các doanh nghiệp chưa đảm bảo tiêu chí quy chuẩn về mẫu mã bao bì sản phẩm, giấy chứng nhận và chất lượng để đảm bảo các yêu cầu được cung ứng vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại.


Bên cạnh đó, chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển, phương thức thanh toán chưa hợp lý, vì vậy một số hợp đồng nguyên tắc đã được ký kết cũng không triển khai thực hiện được.


Tương tự, ông Nguyễn Phúc Khoa, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV, cho biết trong thực tế mặt hàng nông nghiệp có xuất xứ từ TPHCM vào chợ đầu mối vẫn còn rất thấp. Để thị phần mang tính ổn định, phát triển cần phải có một đầu mối trong việc đảm bảo nguồn cung ứng ổn định ra thị trường.


Đối với những sản phẩm đặc thù nên đóng gói bao bì theo quy chuẩn chung nhằm giới thiệu, quảng bá nơi cung ứng, địa phương và địa chỉ nhà sản xuất để người tiêu dùng tiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giá cả cạnh tranh so với các địa phương khác.


Liên kết 4 nhà


Tuy nhiên, phía nông dân cho rằng khó khăn đưa hàng hóa vào hệ thống siêu thị nên không thể mở rộng quy mô. Ngược lại, các siêu thị yêu cầu nông dân cần đáp ứng nhu cầu thu mua của các nhà phân phối, quan tâm xây dựng thương hiệu.


Một thực trạng nữa là hợp đồng không có sự ổn định về giá, chất lượng, từ đó nông dân chỉ muốn bán cho thương lái. Để nhà sản xuất, nhà thu mua có thể “ngồi” lại với nhau thì cần có bên thứ 3 đứng ra chịu trách nhiệm, có thể nhà quản lý định hướng sản xuất và bảo lãnh cho nông dân đối với nhà thu mua.


Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp chủ lực, theo ông Nguyễn Văn Tủi, sản phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất trên địa bàn và có khả năng cạnh tranh phát triển; phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tạo sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cần phải áp dụng công nghệ cao, công nghệ sau thu hoạch.


Nhằm giúp sản phẩm nông nghiệp chủ lực có thị trường nhiều hơn, cần tập trung phối hợp thực hiện các hoạt động kết nối cung - cầu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, tham gia kết nối với các tỉnh, thành; tổ chức bầu chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, ưu tiên hàng nông sản, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được nuôi trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hướng đến xây dựng thương hiệu. Xây dựng chuỗi liên kết 4 nhà nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm từ hoạt động sản xuất nuôi trồng đến hoạt động phối hợp.


Ngoài các yêu cầu chất lượng, mẫu mã, theo ông Nguyễn Nhật Trường, Trưởng bộ phận thu mua nông sản của Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), để sản phẩm vào siêu thị ổn định, nhà thu mua ngoài việc chọn lọc sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng cũng nên yêu cầu nông dân phân khu vực nuôi trồng ra thành vườn nhỏ để kinh doanh cho kênh siêu thị, khắc phục tình trạng yêu cầu siêu thị thu mua cả vườn với sản lượng lớn một lần, chưa phù hợp với nhu cầu của kênh phân phối lẻ.


Các nhà thu mua có sự liên kết với các vùng trồng để xác định khả năng tiêu thụ của thị trường, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, chạy theo thị trường dẫn đến “được mùa, mất giá” gây thiệt hại cho các hợp tác xã, hộ nông dân.


Ngoài tận dụng các chính sách khuyến khích đầu tư nhằm tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng nông sản, ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC, cho rằng một trong những ưu tiên hàng đầu là tích cực xây dựng vùng nguyên liệu xuất khẩu gắn với hình thành chuỗi sản xuất - chế biến - thương mại; trong đó các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại giữ vai trò trung tâm trong mối liên kết “4 nhà” sao cho chặt chẽ và hiệu quả.


Về thị trường, nhà thu mua cần nghiên cứu nhu cầu, xu hướng, những thay đổi của người tiêu dùng; áp dụng công nghệ tiên tiến để nắm bắt thông tin thị trường, giá cả.


Tham gia đầy đủ các chương trình cập nhật cung cấp thông tin; đặc biệt chú trọng các quy định của nhà nước, nhà phân phối, quy định trong cam kết FTA thế hệ mới với các quốc gia. Đối với thị trường nội địa, ITPC đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phân phối kinh doanh phục vụ ngành hàng nông sản thông qua các phiên chợ tại vùng ngoại thành; hoạt động kết nối các đơn vị phân phối lớn của thành phố. Ngoài ra, giới thiệu và hỗ trợ đưa hàng hóa vào các siêu thị, tập đoàn bán lẻ quốc tế để tiếp cận toàn cầu.


THANH HẢI - SGGP




Xuất khẩu trái cây

 

 

 

Kỹ thuật trồng nhãn ido Đồng tháp.

Ứng dụng công nghệ 4.0 bảo hộ giống cây trồng, vật nuôi.

Nhà vườn thích trồng nhãn Ido
Cách trồng nhãn Ido đồng tháp -xuất khẩu trái cây


Kết hợp với biện pháp chăm sóc thích hợp, Bà con sẽ giúp Nhãn IDO cho năng suất cao và chất lượng tối đa nhất.

Lựa chọn Giống Nhãn IDO thay thế các Giống Nhãn Khác

Giống Nhãn IDO đang được Bà con nhà vườn khắp nơi ưa chuộng và chọn trồng hơn so với các Giống Nhãn Khác như Nhãn Tiêu Da Bò, Nhãn Lồng Da Bò, Nhãn Long, Nhãn Xuồng Cơm Vàng…

Nhãn IDO có những ưu thế vượt trội hơn hẳn về năng suất và chất lượng trái, đồng thời cây còn có khả năng thích nghi rộng, ít sâu bệnh.



Lựa chọn Cây Nhãn IDO Giống Bà con nên lựa chọn Cây Ghép hoặc Cây Chiết, cây có ưu điểm là sớm cho trái và vẫn giữ được những phẩm chất như cây mẹ.


Kỹ thuật trồng Nhãn IDO

Đất đai: Nhãn IDO có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm đến vùng nhiễm mặn. Tuy nhiên, đất trồng Nhãn thích hợp nhất là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5-7. Nhãn không thích hợp trên đất sét nặng.

Thời vụ: Nếu có đủ nước tưới bà con nên trồng vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 10-11dương lịch vì mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn. Nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 5-6 dương lịch thì cần chú ý thoát nước vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn,…Nhãn bị chết do nghẹt rễ.



Chuẩn bị đất trồng: Bộ rễ Nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây. Bà con nên trồng Nhãn trên mô đất, mô đất đắp thành hình tròn rộng 60-80cm, cao 50-70cm. Bà con chú ý đất trong mô trộn với 10-15kg phân chuồng hoai, tro trấu, 0,5kg phân lân và nên chuẩn bị mô từ 15-30 ngày trước khi trồng.


Mật độ trồng: Khoảng cách trồng tùy thuộc vào đất đai và mô hình trồng, có thể chọn khoảng cách thích hợp là 6x5m, 6x6m, tương đương khoảng 300-350cây/ha. Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, đu đủ…

Cách trồng: Bà con khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặt bầu cây vào lỗ sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2-3cm, lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ, cây con phát triển kém, nếu đứt nhiều rễ, cây sẽ chết) và tưới đẫm nước, sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây. Bà con chú ý bảo vệ cây trước sự tấn công của gió bão, gia súc.


Nhãn ido đồng tháp

 

 

Ứng dụng công nghệ 4.0 bảo hộ giống cây trồng, vật nuôi.

Trung Quốc siết đường tiểu ngạch, lo rau quả bí đầu ra.
Chăm sóc sầu riêng giai đoạn kinh doanh.


Hiện nay, công tác quản lý và xác lập bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nguồn gien giống cây trồng, vật nuôi vẫn còn hạn chế, bất cập. Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rầm rộ, các doanh nghiệp (DN), nhà nghiên cứu cần nhận thức rõ hơn vai trò của công nghệ 4.0 trong nghiên cứu và bảo hộ quyền SHTT nguồn gien giống cây trồng, vật nuôi; từ đó, nâng cao giá trị, tạo lợi thế cạnh tranh cho nông sản Việt.


Chọn tạo giống lúa mới tại Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành thuộc Tập đoàn Lộc Trời.


► Còn bất cập

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai, Chuyên gia tư vấn về bảo hộ giống cây trồng, Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Từ năm 2004 đến năm 2015, cả nước tiếp nhận 648 đơn đăng ký Bảo hộ giống cây trồng (trong đó 184 đơn nước ngoài) và có 282 bằng bảo hộ giống cây trồng đã được cấp. Hệ thống bảo hộ giống cây trồng còn thiếu và hạn chế kinh nghiệm về bảo hộ, giữ giống, bảo vệ quyền sở hữu. Bên cạnh đó là khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và bảo hộ giống cây trồng hạn hẹp. Đặc biệt, nhận thức của các đối tượng liên quan về giống cây trồng hiện nay còn rất hạn chế”.

Theo số liệu thống kê, Việt Nam có hơn 800 sản phẩm nông, lâm, thủy sản tham gia thị trường nhưng chỉ khoảng 50 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, 140 sản phẩm có nhãn hiệu chứng nhận và bảo hộ quyền SHTT. Trong đó, một số ít sản phẩm được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài, như: nước mắm Phú Quốc, cà phê Ban Mê Thuột, thanh long Bình Thuận, vú sữa Lò Rèn. “Nông sản Việt Nam đã xuất hiện ở nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia, trong đó nhiều đặc sản nổi tiếng vùng miền bị nhái tràn lan, ở thị trường trong và ngoài nước… Mặt khác, do chưa chú trọng việc đăng ký bảo hộ SHTT, nhiều nông sản của Việt Nam được các DN nước ngoài nhập về chế biến lại và mang thương hiệu nước ngoài. Thậm chí, nhiều sản phẩm dù được bảo hộ tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhưng chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn mác. Hơn nữa, một bộ phận thương nhân, DN vẫn giữ tâm lý “mua đứt, bán đoạn” nên không quan tâm đến việc đăng ký SHTT”- ông Ngô Quốc Nam, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sinh hóa Phù Sa nói.

Những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên tuyên truyền về tác hại, xử phạt các hành vi vi phạm bản quyền, nhất là lĩnh vực SHTT về nông nghiệp và giống cây trồng, vật nuôi… Từ đó, nảy sinh tình trạng nhiều nông dân, thương nhân “mượn tạm” nông sản được bảo hộ SHTT để sản xuất, kinh doanh nhưng không trả chi phí bản quyền cho công ty, chủ sở hữu. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, thủ tục đăng ký bản quyền SHTT đối với cây trồng, vật nuôi còn lắm phức tạp. Đây là lý do khiến tác giả, nhà sáng chế ngần ngại vì thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong việc hoàn thiện các thủ tục đăng ký. Đó là chưa kể vấn đề tài chính, chi phí đăng ký bảo hộ ảnh hưởng không nhỏ đến việc khuyến khích nông dân, DN, nhà nghiên cứu trong việc chọn tạo ra các giống mới…

► Xu thế tất yếu

Từng bước tháo gỡ khó khăn, các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất định hướng nghiên cứu, cơ chế liên kết hợp tác giữa các tổ chức, viện trường, các công ty, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ gien, bảo tồn và bảo hộ SHTT nguồn gien giống cây trồng quý hiếm. Đây được cho là lối đi tắt nhanh nhất để sản phẩm và các công trình nghiên cứu khoa học được bảo hộ.

Ông Trương Hoàng Phương, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ, chia sẻ: “Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng, vấn đề bảo hộ giống cây trồng, vật nuôi; bảo hộ hàng hóa nông sản giữ được xuất xứ, thương hiệu; đặc biệt là ứng dụng công nghệ 4.0 vào nghiên cứu và bảo tồn nguồn gien, cần phải được ưu tiên hàng đầu. Đó là việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ gien, tế bào, vi phân giống, vi sinh, di truyền… để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có đặc tính ưu việt, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường”.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai, Chuyên gia tư vấn về bảo hộ giống cây trồng, Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP Hồ Chí Minh, khi muốn bảo hộ giống cây trồng mới, nhà nghiên cứu, chọn tạo giống phải nắm rõ nguồn gốc xuất xứ của giống và tuyệt đối bảo mật thông tin, không thương mại hóa giống trước khi nộp đơn xin bảo hộ. Tiếp đó, phải tìm hiểu hoặc thông qua đơn vị đáng tin cậy để được tư vấn về điều kiện và thủ tục bảo hộ giống cây trồng mới, thực hiện bảo hộ càng sớm càng tốt.

Ông Trần Giang Khuê, Phó trưởng phụ trách Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Ngành chức năng, DN, nông dân cần phối hợp tích cực trong việc đăng ký bảo hộ cho nông sản, đặc sản Việt. Đây là nền tảng để hình thành vùng nguyên liệu ổn định, tiến tới xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam. Đồng thời, giúp lưu giữ được nguồn giống tốt, không lẫn lộn, pha tạp với các quốc gia khác”.

Bài, ảnh: MỸ THANH - Báo Cần Thơ


Gian hàng xuất khẩu trái cây

 

 

Trung Quốc siết đường tiểu ngạch, lo rau quả bí đầu ra.

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn kinh doanh.
Tiềm năng thị trường Australia từ Hiệp định CPTPP


Từ ngày 1-5 tới, theo lộ trình, Trung Quốc siết thêm các quy định về bao bì và truy xuất nguồn gốc nông sản nhập khẩu. Đây cũng là thời điểm nhiều loại trái cây Việt Nam vào mùa thu hoạch rộ nếu doanh nghiệp (DN) không chuẩn bị kỹ sẽ khó bán vào thị trường lớn này.

Hết "cửa" bán hàng tiểu ngạch

Năm 2018, Trung Quốc đã chi 2,7 tỉ USD để nhập khẩu rau quả từ Việt Nam, chủ yếu là thanh long, xoài, mít, sầu riêng, dưa hấu, dứa, vải, nhãn, khoai lang… qua đường chính ngạch lẫn biên mậu. Không có thống kê chính thức về tỉ lệ rau quả Việt Nam xuất khẩu Trung Quốc qua đường mậu biên nhưng trong một cuộc trao đổi với báo chí năm 2018, ông Vĩ Tích Thành, Tham tán Kinh tế thương mại Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM, nêu con số ước tính lên đến hơn 60%. Tuy nhiên gần đây, Trung Quốc đã siết đường tiểu ngạch, hướng nhập khẩu vào đường chính ngạch để quản lý về thuế, an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Đối với chính ngạch, Trung Quốc chỉ mới mở cửa cho 8 loại quả tươi của Việt Nam là dưa hấu, thanh long, vải, chuối, nhãn, mít, xoài, chôm chôm; những loại quả khác còn phải đợi đàm phán cho đến khi 2 bên ký hiệp định thư chính thức.

Cũng do chính sách siết nhập khẩu tiểu ngạch của Trung Quốc, từ đầu năm đến nay, một số địa phương thu hoạch khoai lang, dứa… đã gặp cảnh dội chợ, giá rẻ vì thương lái Trung Quốc không mua. Gần đây nhất, dứa Lào Cai đã không bán sang Trung Quốc được vì mặt hàng này chưa có trong danh sách được nhập khẩu. Một số xe sầu riêng từ miền Tây chở sang biên giới phải quay đầu về bán nội địa vì lý do tương tự.

Trung Quốc siết đường tiểu ngạch, lo rau quả bí đầu ra - Ảnh 1.


Thanh long giá rẻ bán tại TP HCM tháng 10-2018 do xuất khẩu sang Trung Quốc bị ách cục bộ





Ông Nguyễn Lâm Viên, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Trang trại và DN nông nghiệp Việt Nam, đánh giá những động thái trên cho thấy Trung Quốc đang thực hiện đúng những gì đã công bố. "DN, nông dân Việt Nam không nên hy vọng có thể xuất khẩu qua đường tiểu ngạch như trước. Rau quả Việt Nam muốn vào Trung Quốc chỉ còn cách duy nhất là đi đường chính ngạch. Họ cũng đã tạo điều kiện cho mua bán chính ngạch khi giảm thuế từ 17% trước đây còn 3%-4%" - ông Nguyễn Lâm Viên dẫn chứng. Cũng theo ông Viên, lâu nay nhiều người bán hàng kiểu "hàng chợ" với thương nhân Trung Quốc nên giờ lúng túng trước các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn. "Nếu DN Việt Nam không thể làm thì ngành trái cây Việt Nam có thể phải làm gia công cho DN Trung Quốc" - ông Viên lo ngại.

Chạy đua chính ngạch

Đối với 8 loại trái cây tươi Trung Quốc đã mở cửa, DN phải tuân thủ nhiều quy định để được thông quan. Ngày 5-4 vừa qua, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có công văn gửi Cục Bảo vệ thực vật và Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông tin về thời hạn áp dụng quản lý truy xuất nguồn gốc trái cây nhập khẩu của Trung Quốc. Theo đó, từ ngày 1-5 tới, hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện: không thông quan dưa hấu lót rơm, yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có vi sinh vật gây hại để bọc trái; đối với mít tươi phải dùng giấy dai Kraft hoặc bao bì là thùng giấy; chuối cũng phải được bọc bằng thùng giấy hoặc túi nhựa… và bao bì phải in thông tin truy xuất nguồn gốc. Từ ngày 1-1, tất cả nông sản xuất sang Trung Quốc phải đăng ký thông tin nhà vườn, nhà xưởng.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thời gian qua, các DN hội viên liên tục hỏi thủ tục xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc để đáp ứng yêu cầu. Ông Đặng Phúc Nguyên dự báo tình hình tiêu thụ trái cây năm nay sẽ khó khăn do Việt Nam vẫn chưa mở thêm được mặt hàng nào mới sang thị trường Trung Quốc. "Phải mất 5-10 năm mới mở cửa được một loại trái cây tươi. Tình hình này, chúng tôi khuyến cáo nông dân không nên trồng quá nhiều mặt hàng như khoai lang, sầu riêng… để chờ thị trường Trung Quốc vì rất rủi ro. Nông dân chỉ nên trồng những mặt hàng đã xác định rõ đầu ra" - ông Nguyên lưu ý.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, ngay cả những mặt hàng đã được mở cửa, rất cần cơ quan chức năng cung cấp thông tin sâu về thị trường, thị hiếu tiêu dùng để tránh tình trạng được mùa, rớt giá. Ông Đặng Phúc Nguyên thừa nhận ngành rau quả tuy kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 3,8 tỉ USD nhưng chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ, thiếu tiềm lực xúc tiến thương mại, hiệp hội cũng thiếu kinh phí. Tuy vậy, tiềm năng của ngành rất lớn và được ví là một trong 3 mỏ vàng của Việt Nam (cùng với thủy sản và dịch vụ) vì nhu cầu thị trường trong và ngoài nước rất lớn. "Rau quả tươi là mặt hàng ăn ngay nên đòi hỏi cao về độ an toàn. Hiện nay, tỉ lệ rau quả VietGAP, GlobalGAP… trên tổng diện tích canh tác chỉ khoảng 10%, nếu tăng lên 60%-70% thì không lo đầu ra nên vấn đề là trồng trọt phải theo hướng chuyên nghiệp, an toàn, truy xuất được nguồn gốc" - ông Nguyên phân tích.



Cảnh báo mượn xuất xứ

Hải quan Trung Quốc vừa cung cấp thông tin một số vi phạm của rau quả Việt Nam trong năm 2018. Theo đó, phía Trung Quốc phát hiện ớt nhập khẩu từ Việt Nam nghi là ớt Ấn Độ do đặc điểm, kích thước khác ớt Việt Nam trong khi ớt Ấn Độ chưa được Trung Quốc phê chuẩn nhập khẩu.



Bài và ảnh: NGỌC ÁNH - NLD


Tham quan shop trái cây

 

 

 

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn kinh doanh.

Tiềm năng thị trường Australia từ Hiệp định CPTPP
Khi doanh nghiệp liên kết nông dân | Nông nghiệp


Giai đoạn cây sầu riêng bắt đầu cho thu hoạch hộ trồng cần có chính sách chăm sóc đặc biệt. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao ổn định hàng năm. Cụ thể quy trình chăm sóc sầu riêng ra sao mời bà con cùng tham khảo qua hướng dẫn của lamnong.

chăm sóc sầu riêng

Hướng dẫn cách chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn kinh doanh


Sau thời điểm thu hoạch sầu riêng xong cần tiến hành chăm sóc khi cây vừa bắt đầu ra hoa cần thực hiện các liệu pháp sau:

+ Cắt tỉa cành, kích thích cho cây ra đọt non.

+ Sau khi cây cho thu hoạch xong cần tiến hành việc kích thích cây cho ra đọt non đồng loạt cùng một lúc. Nhầm hạn chế được phần nào tình trạng cây ra hoa nhiều đợt trong năm. Hàng năm bạn cần tạo điều kiện tốt nhất cho cây ra đọt 2 lần trước trước thời điểm xử lý để cây ra hoa.

+ Những cành cây nhiễm sâu bệnh cần tiến hành cắt loại bỏ mang chúng ra khỏi vườn tiêu hủy. Những cành mọc lộn xộn không được thẳng, đan xéo với nhau cũng nên cắt loại bỏ ngay.

Kích thích cho cây sầu riêng ra đọt là biện pháp chăm sóc sầu riêng giai đoạn kinh doanh tiếp theo mà bà con cần thực hiện.

cách chăm sóc sầu riêng

+ Kết hợp bón phân hữu cơ lẫn phân đạm có hàm lượng cao 18-11-5. Lượng phân bón từ 1-2 kg đối với cây có đường kính từ 5-6 m. Kết hợp với việc phun bổ sung phân bón lá 33-11-11 hoặc là 20-20-0 hay 16-16-8 có GA3 nữa nồng độ 5-10ppm để cây sinh chồi nhanh.

+ Cung cấp đầy đủ lượng nước tưới cho cây 1-2 ngày tưới 1 lần vào thời điểm mùa khô mục đích là giữ được ẩm độ cho đất tốt, cây đủ sức ra đọt. Khi cây ra đọt cần áp dụng những biện pháp tưới nước kết hợp với bón phân để tiếp tục kích thích cho cây ra đọt thêm lần thứ 2.

Xử lý tốt sầu rieng ra hoa nghịch vụ, giúp cây nở hoa sớm để thu hoạch sớm tránh tình trạng trái đang vào cơm mưa lớn xảy ra. Cây hút nước nhiều làm nhão, sượng cơm năng suất, phẩm chất giảm đáng kể. Giai đoạn cây ra hoa cho đến lúc nở hoa, đậu trái, nuôi trái cần cung cấp đầy đủ phân, nước, quản lý lượng nước hợp lý qua từng thời kì để cây cho năng suất cao.

hướng dẫn chăm sóc sầu riêng

Cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn kinh doanh cần áp dụng chế độ quan tâm đặc biệt hơn so với giai đoạn kiến thiết. Bởi đây là thời kì cây bắt đầu mang ra hoa kết trái nên cần một lượng nước và phân cần thiết để nuôi trái. Tưới đủ nước, bón đủ phân, cắt tỉa cành thường xuyên cùng với công tác phòng trừ sâu bệnh gây hại là những gì hộ trồng cây ăn trái cần làm.
Có thể bạn quan tâm

Sầu riêng ri6 Bến tre


 

 

Tiềm năng thị trường Australia từ Hiệp định CPTPP

Khi doanh nghiệp liên kết nông dân | Nông nghiệp
Trái cây xuất Trung Quốc phải dùng bao bì theo quy định mới.

Ngày 12/4, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo với chủ đề “Tiềm năng thị trường Australia từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)












tiem nang thi truong australia tu hiep dinh cptpp hinh 1
Các đại biểu tham dự Hội thảo “Tiềm năng thị trường Australia từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương".

Trong Hiệp định CPTPP, Australia cam kết một biểu thuế quan chung, áp dụng cho tất cả các thành viên CPTPP. Trong đó, cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 93% số dòng thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Gần như toàn bộ các dòng thuế còn lại sẽ được xóa bỏ trong vòng 3-4 năm và tập trung chủ yếu ở các sản phẩm đang có thuế suất là 5-10%, bao gồm: nhựa và cao su, dệt may, quần áo và giày dép, sắt thép, linh kiện ô tô, và một số máy móc, đồ nội thất. Sản phẩm duy nhất mà Australia không xóa bỏ thuế là ô tô đã qua sử dụng.


Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Nguyên Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nhận định, Australia là một thị trường khó tính với nhiều quy định nhập khẩu nghiêm ngặt.


“Trong bối cảnh chúng ta có các FTA về CPTPP thì thị trường Australia luôn được đánh giá là rất tiềm năng và không dễ dàng thâm nhập được thị trường này. Sức lôi cuốn và khả năng mà chúng ta có thể tiếp cận và giữ vững được những thị phần xuất khẩu của những sản phẩm thì đã có. Vì vậy,  để thâm nhập sâu rộng vào thị trường này cần phải có sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp”, bà Đinh Thị Mỹ Loan cho hay.


Theo bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng phòng FTA, Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện, các cam kết thương mại quốc tế nói chung thường phức tạp và khó hiểu đối với trình độ của doanh nghiệp.


Theo điều tra của VCCI, tỷ lệ doanh nghiệp biết rõ về CPTPP chỉ chiếm 13% trong khi tỷ lệ doanh nghiệp biết hạn chế (biết tương đối hoặc rất ít) chiếm tới 65%. Đáng lưu ý, có tới 14% số lượng doanh nghiệp được hỏi hoàn toàn không biết gì về CPTPP mặc dù FTA này đã được nhắc tới nhiều qua các phương tiện truyền thông trong suốt quá trình đàm phán cho đến khi được ký kết (hơn 6 năm).


“CPTPP ở thị trường Australia rất tiềm năng, song đây cũng là thị trường rất khó tính đối với thị trường hàng hóa. Australia là một trong những thị trường có quy định về nhập khẩu rất khắt khe, đặc biệt là đối với hàng hóa về nông sản như, các quy định về vệ sinh an toàn thực  phẩm hay việc  ghi nhãn mác, rào cản về kỹ thuật. Do đó, để tiếp cận được thị trường này chúng ta phải giải quyết được những nhu cầu của thị trường, các quy định pháp lý, yêu cầu nhập khẩu và người tiêu dùng Australia”, bà Phùng Thị Lan Phương nhấn mạnh.





Các chuyên gia cũng đề xuất, để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Australia, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đổi mới sáng tạo, có chiến lược kinh doanh dài hạn, chú trọng xây dựng thương hiệu. Đồng thời, phải hướng đến nền sản xuất sạch hơn, đảm bảo và có sự hiểu biết về các quy định chất lượng hàng hóa./.



Theo VOV

Gian hàng trái cây

 

 

 

Khi doanh nghiệp liên kết nông dân | Nông nghiệp

Trái cây xuất Trung Quốc phải dùng bao bì theo quy định mới.
Cuộc sống vùng quê khi xây dựng nông thôn mới

Sản xuất sạch


Dạo quanh vườn bưởi da xanh, kiểm tra chất lượng từng trái, ông Đàm Văn Muôn (xã Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) phát hiện nhiều trái bưởi có vỏ bị nám, màu vàng sậm. Ông Muôn lập tức liên lạc với đội ngũ kỹ sư “3 cùng” (cùng ăn, cùng làm, cùng ở) của Tập đoàn Lộc Trời để hướng dẫn cách chăm sóc. Sau đó có 2 kỹ sư đã xuống tận vườn hướng dẫn nông dân cách xử lý, phun thuốc.


Ngoài ra, kỹ sư còn hướng dẫn cách nhận biết sâu bệnh, đo độ pH, độ mặn của nước… Theo ông Đàm Văn Muôn, nhờ có đội ngũ “3 cùng” nên vườn bưởi trước kia chỉ thu hoạch được 700kg/tháng thì sau khi được kỹ sư hướng dẫn đã tăng năng suất lên 1,2 tấn/tháng. Không những thế, trái cũng cho chất lượng tốt hơn, giúp nông dân xác nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP nên giá bán cao hơn 10%.


Sau khi có kết quả kiểm tra nhanh, nhận thấy độ mặn của nước sông cao, kỹ sư Nguyễn Tú Tài (chuyên viên kỹ thuật mảng cây trồng của Tập đoàn Lộc Trời) đã hướng dẫn nông dân xã Giao Long phải trữ nước ngọt để có nguồn nước tưới tiêu; lý giải thêm cho nông dân hiểu là thời tiết có gió chướng, khi nước sông cạn thì gió sẽ đẩy nước biển vào gây nhiễm mặn, nếu tưới sẽ khiến cây chết. Khâu trữ nước sông cần phải nuôi thêm lục bình, bèo để giảm độ nhiễm mặn.


Được sự phối hợp của Tập đoàn Lộc Trời, bà Cao Thị Triêm, Giám đốc HTX Bưởi da xanh VietGAP Giao Long, được kỹ sư hướng dẫn quy trình xây nhà kho, hố hủy trái hư, thu gom bao bì nhằm bảo vệ môi trường. Với hiệu quả mang lại, HTX thu hút ngày càng nhiều nông dân tham gia, hiện HTX có 55 hộ với 40ha, trong đó 35 hộ với 22ha đạt tiêu chuẩn VietGAP.


Ở khu vực Tây Nguyên, nhờ canh tác bền vững nên rẫy cà phê xanh tươi hơn. Những vườn cà phê nằm trong chương trình “Tái canh cà phê bền vững” với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông địa phương phối hợp với Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền mang đến kiến thức khoa học nông nghiệp, kỹ thuật canh tác và đặc biệt có sự liên kết với Công ty Vinacafe Biên Hòa bao tiêu đầu ra.


Một trong những nông dân được lựa chọn tham gia chương trình là chị Hruih Eban (xã Eatu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) với 500 gốc cây cà phê trên diện tích 5ha. “Trước khi tham gia chương trình thì phải chờ 4 năm mới có thu hoạch, nhưng nay cây phát triển nhanh hơn, chỉ 3 năm là hái trái được rồi. Chương trình hỗ trợ hệ thống tưới nước, bón phân tự động; hỗ trợ 100% phân bón, cây giống. Nhờ vậy, giảm tiền thuê nhân công tưới nước và bón phân”, chị Hruih Eban cho biết.


Tương tự, vừa mới thu hoạch được 6 tấn cà phê hạt/1,2ha, ông Y Bang (huyện Đắk G’Long, Đắk Nông) tâm sự, nhờ tiếp cận phương pháp canh tác cây cà phê thông minh nên năng suất tăng gấp đôi, trước kia chỉ thu được 3 tấn. Nông dân cũng được mua phân bón trả chậm và có kỹ sư của Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền hướng dẫn cách bón tiết kiệm, mang lại hiệu quả cao, như trước đây bón 4 lần/năm với 2,5 tấn phân, nay chỉ cần 1,5 tấn/năm.


Chính sách hỗ trợ


Không chỉ riêng cà phê, ông Phan Văn Tâm, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, cho hay, năm 2016, công ty cũng phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và trung tâm khuyến nông 13 tỉnh vùng ĐBSCL tham gia chương trình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu”.


Hàng năm, mỗi tỉnh có 5 nông dân tham gia vào chương trình. Công ty cử các kỹ sư xuống hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Chương trình không chỉ cung ứng phân bón mà còn cung cấp gói kỹ thuật từ cách cải tạo đất, tặng máy đo độ mặn để kiểm tra trước khi bơm nước vào ruộng. Bên cạnh đó còn đào tạo nông dân thành “chuyên gia” qua các chuyến học tập tại Thái Lan.


Theo ông Ngô Nhân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk, chương trình tái canh cà phê bền vững chủ yếu hỗ trợ vườn cây cà phê già cỗi. Ngoài vật tư nông nghiệp, còn hướng dẫn nông dân trồng xen sầu riêng, bơ để có thu nhập trong khi chờ cây cà phê trưởng thành. Sau vài năm triển khai, chương trình được đánh giá cao khi năng suất tăng, chi phí giảm.


Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, nhận xét, nhờ doanh nghiệp liên kết với nông dân mà sản phẩm thu hoạch đạt tiêu chuẩn VietGAP tăng lên. Bên cạnh đó, tỉnh đã tuyên truyền nông dân góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao và đạt vệ sinh an toàn thực phẩm để hướng đến mở rộng thị trường.


Nhờ chủ trương của tỉnh hướng đến sản xuất an toàn qua việc tuyên truyền sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón hữu cơ nên kiến thức nông dân được nâng cao rất nhiều.










Ông Trần Ngọc Hổ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, đánh giá TPHCM cũng có nhiều doanh nghiệp triển khai mô hình liên kết với nông dân như Công ty Thiên Đức, Công ty CP Giống cây trồng miền Nam… cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, quy trình sản xuất; có kỹ sư kiểm tra chất lượng và mua lại sản phẩm. Với liên kết này, doanh nghiệp và nông dân đều được lợi. Nhờ vậy mà sản phẩm có chất lượng đồng bộ. Hiện nay, TPHCM có chính sách hỗ trợ lãi vay, thủ tục, tăng cường hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật.


THANH HẢI -SGGP




Trái cây miền tây xuất khẩu

 

 

Trái cây xuất Trung Quốc phải dùng bao bì theo quy định mới.

Cuộc sống vùng quê khi xây dựng nông thôn mới


Giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu | Nông nghiệp

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản vừa có công văn gửi Cục BVTV và Hiệp hội Rau quả Việt Nam về thời hạn áp dụng quản lý truy xuất nguồn gốc trái cây nhập khẩu của Trung Quốc.













Từ 1/5, chuối xuất khẩu sang Trung Quốc phải có bao bì là thùng giấy hoặc túi nhựa để bọc

Theo công văn nói trên, bắt đầu từ 1/1/2019, các loại nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải đăng ký thông tin nhà vườn, nhà xưởng, bao bì gửi cho Hải quan Trung Quốc. Tuy nhiên, từ đầu năm đến ngày 13/3, phía Trung Quốc đã cho thông quan 3.890 xe dưa hấu, đơn giản hóa yêu cầu về tem nhãn, bao bì, nên việc thông quan thuận lợi, không bị ách tắc.

Có 3 điểm cần chú ý trong việc quản lý truy xuất nguồn gốc của Hải quan Trung Quốc. Điểm đầu tiên là dưa hấu Việt Nam xuất sang Trung Quốc có thể sử dụng cách dán tem có mã truy xuất nguồn gốc lên trái dưa hoặc đóng dưa bằng bao bì thùng giấy có thông tin truy xuất nguồn gốc.

Điểm thứ hai là doanh nghiệp xuất khẩu chủ động lựa chọn sử dụng bao bì thùng giấy hoặc tem nhãn dán lên trái cây; chủ động chọn đơn vị in tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Hiện đã có 41 doanh nghiệp xuất khẩu ký hợp đồng với Tập đoàn Trung Kiểm (CCIC) là đơn vị có năng lực cung cấp lượng lớn tem nhãn cho doanh nghiệp.

Điểm thứ ba là từ 1/5/2019, Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện thêm một số quy định mới đối với một số loại trái cây nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể, đối với dưa hấu: không cho phép dưa hấu lót rơm thông quan; yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có sinh vật gây hại để bọc trái. Đối với mít: yêu cầu dùng giấy dai Kraft để bọc hoặc dùng bao bì là thùng giấy có in thông tin truy xuất nguồn gốc. Đối với chuối: yêu cầu bao bì là thùng giấy hoặc túi nhựa để bọc (đều phải in mã và thông tin truy xuất nguồn gốc).

Cũng theo công văn của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, đang tồn tại một số vấn đề như hiện tượng làm giả chứng nhận, mở đơn hàng, tờ khai giả; vi phạm tiêu chuẩn chất lượng hàng nông sản. Riêng về việc vi phạm tiêu chuẩn chất lượng, trong năm 2018, Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) nhập khẩu 1,53 triệu tấn trái cây Việt Nam, trong đó phát hiện 140 lô (chủ yếu là nhãn, chuối, chôm chôm) có sinh vật gây hại, không đạt tiêu chuẩn. Cũng trong năm vừa qua, Nam Ninh nhập khẩu 1,19 triệu tấn tinh bột sắn Việt Nam, thì phát hiện 3 lô không đạt tiêu chuẩn do có hàm lượng chì vượt mức cho phép.

Ngoài ra, phía Trung Quốc còn phát hiện hàng nước thứ 3 mượn xuất xứ Việt Nam để vào Trung Quốc. Cụ thể, cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện ớt nhập khẩu Việt Nam nghi là ớt Ấn Độ (do có kích thước, đặc điểm khác với ớt Việt Nam), trong khi Ấn Độ chưa được phê chuẩn xuất khẩu ớt vào Trung Quốc.






Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ước tính trong tháng 3, xuất khẩu rau quả đạt giá trị 393,818 triệu USD, giảm 8,4% so với tháng 3/2018. Ước tính trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả đạt 878,429 triệu USD, giảm 8,06% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc vẫn là thị trường chủ đạo của rau quả Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 428,045 triệu USD (chiếm 73,11% tổng giá trị xuất khẩu rau quả). Đứng thứ 2 là thị trường Mỹ với 19,479 triệu USD (chiếm 3,3%). Tiếp đó là Hàn Quốc với 18,655 triệu USD (3,19%), Nhật Bản với 16,857 triệu USD (chiếm 2,88%)…

THANH SƠN - Nông nghiệp

Gian hàng trái cây xuất khẩu


 

 

Cuộc sống vùng quê khi xây dựng nông thôn mới

“Đất chết“ Vĩnh Cửu đẻ nhiều tỉ phú từ nông nghiệp sạch
Giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu | Nông nghiệp

Những năm qua, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được triển khai mạnh mẽ trên khắp cả nước. Tại các tỉnh vùng Đông Nam bộ, chương trình này cũng đã thực hiện rộng khắp các địa bàn; bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương làm còn hình thức, thiếu tính bền vững và chưa quan tâm đến đối tượng thụ hưởng chính là người nông dân.


Nhóm phóng viên VOV có loạt bài viết “Nông thôn mới không phải là cuộc chạy đua hình thức” làm rõ về vấn đề này.












cuoc song moi o nhieu vung que khi xay dung nong thon moi hinh 1
Bộ mặt nông thôn ở Đồng Nai thay đổi rõ rệt khi xây dựng nông thôn mới

Xã Thiện nghiệp, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về đích nông thôn mới từ năm 2014. Bộ mặt nông thôn ở đây đã đổi thay hoàn toàn, thay cho những con đường đất bụi bặm mùa nắng, lầy lội mùa mưa là những con đường bê tông kiên cố, trải dài khắp thôn làng, ngõ xóm.


Để có được kết quả này, xã Thiện Nghiệp đã huy động mọi nguồn lực để làm 11 tuyến đường bê tông dài 3.590m và 5 tuyến đường đá cấp phối dài hơn 5.000 mét. Trong đó, người dân đóng góp hơn 1,6 tỷ đồng để mua nguyên vật liệu.


Ông Bùi Minh Hạnh, sống ở đây cho biết, mấy năm nay, ai đến xã Thiện Nghiệp cũng dễ dàng bắt gặp sự hồ hởi của người dân nơi đây khi nói về sự nhiệt thành, đồng thuận của bà con cùng chung tay xây dựng quê hương mới: “Từ xưa đường mòn đầy cây gai lưỡi long. Từ khi có đường mới tôi rất mừng, phấn khởi. Dù có đóng 10 triệu hay 20 triệu tôi cũng sẵn sàng đóng. Tiền không quan trọng bằng con đường. Làm đường đi xe thoải mái là mừng. Nếu không có chương trình nông thôn mới, ở đây không biết bao giờ mới thay đổi”.


Tại xã Phú Túc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, mấy năm rồi vườn quýt của gia đình ông Nguyễn Đình Nhâm, ở ấp Tam Bung được coi là mô hình tiêu biểu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Mảnh đất trũng của ông quanh năm ngập nước, chủ yếu chỉ trồng được những loại cây rau củ ngắn ngày. Vậy mà, khi được chính quyền địa phương khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tập trung, ông Nhâm đã mạnh dạn dầu tư cải tạo đất để chuyên canh những loại cây ăn trái. Trong đó, mô hình trồng quýt của ông trở thành nơi thu bạc tỷ.


“Chuyển đổi cây trồng đạt hiệu quả lắm. Chỉ có 540 cây, đến năm nay là 3 năm rưỡi, như năm vừa rồi đã thu được 1,3 tỷ rồi”, ông Nhâm cho hay.


Không chỉ ở Đồng Nai, Bình Thuận mà trải khắp các vùng quê khu vực Đông Nam bộ, bà con đều thấy rõ bộ mặt làng quê đang đổi thay mau chóng khi họ cùng nhau chung sức, chung lòng xây dựng quê hương. Mà điểm nổi rõ nhất là những tuyến đường bê tông kiên cố len lỏi từ khu dân cư ra tận ruộng vườn. Là hệ thống đèn đường soi sáng cả vùng quê mỗi khi đêm xuống. Và đó là những ngôi trường làng, nhà văn hóa, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn xóm khang trang…












cuoc song moi o nhieu vung que khi xay dung nong thon moi hinh 2
Đường giao thông nông thôn nối xã Hàm Trí với xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận do nhà nước và nhân dân cùng góp vốn xây dựng

Với vùng Đông Nam bộ, nhiều năm gần đây không khó để bắt gặp những nông dân sẵn lòng hiến hàng trăm mét vuông đất để làm đường sá. Nhiều gia đình chưa giàu có nhưng cũng chắt chiu đóng góp vài chục triệu đồng hay hàng trăm ngày công lao động… để xây dựng quê hương. Chương trình xây dựng nông thôn mới ở đây thật sự đã và đang tạo sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân, với mục tiêu xây dựng đời sống nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại.


“Chúng ta tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân, hầu hết tất cả các huyện đều đạt tỷ lệ người dân hài lòng từ 95 – 97%, đa số là trên 97%. Vừa rồi Ban Dân vận Trung ương có tổ chức khảo sát lấy ý kiến người dân hiểu về các chương trình thì thấy rằng tỷ lệ người dân nông thôn nhận biết về nông thôn mới rất cao, 97,2%. Có thể nói đây là sự lan tỏa và sự ủng hộ hưởng ứng rất nhiệt tình của người dân”, ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng điều phối chương trình nông thôn mới Trung ương nhận xét.


Theo đánh giá của tỉnh Đồng Nai, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở đây đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong cuộc cách mạng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, điểm nổi rõ nhất là bộ mặt các vùng quê có sự chuyển biến rõ nét, sản xuất phát triển ổn định, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển đồng bộ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần người dân nông thôn được nâng cao rõ rệt.





Đơn cử như ở Đồng Nai, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 ước khoảng 51 triệu đồng, cao hơn 3,5 lần so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới hiện chỉ còn khoảng 0,31% so với 6,22% 10 năm trước. Còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, thu nhập bình quân đầu người tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 47,7 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chuẩn quốc gia ở các xã xây dựng nông thôn mới chỉ còn 0,72%./.

Theo VOV

Tham khảo cửa hàng



 

 

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

Giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu | Nông nghiệp

Tin trong trang
“Đất chết“ Vĩnh Cửu đẻ nhiều tỉ phú từ nông nghiệp sạch

Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả trong năm 2019 | Nông nghiệp

Đây được xem là cách tiếp cận để nhanh chóng đưa ra quyết định giúp nông dân trong tỉnh ứng phó kịp thời với những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu.


Khóm gặp nước mặn mới ngon


Huyện Long Mỹ đang là điểm “nóng” trong mùa khô hạn của tỉnh Hậu Giang khi nước mặn đã xâm nhập đến trung tâm huyện. Trong đó, tại xã Lương Nghĩa và Vĩnh Viễn A, độ mặn đo được lên đến 12‰. Song, do có kinh nghiệm nên người dân ở đây đã chủ động “chung sống với mặn”.


Những ngày này, ông Tư Cường ở xã Lương Nghĩa đã be bờ bao lại các mương trữ nước ngọt quanh nhà để sinh hoạt và dành tưới tiêu cho diện tích cây ăn trái. Ông Lê Văn Phước (Năm Phước), Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, cùng cán bộ ngành nông nghiệp cũng lặn lội đến nhiều nhà dân để vận động dùng nhiều cách trữ nước ngọt. Trong đó, ông Năm Phước đã tranh thủ vận động người cao niên trong xã quay lại sử dụng lu, kiệu để trữ nước ngọt. Đây là một kinh nghiệm quý của người Nam bộ lâu nay. Hiện nay phong trào trữ nước ngọt trong lu, kiệu đang được người dân Kiên Giang và Bến Tre sử dụng rất nhiều.


Ông Năm Phước tỏ ra khá yên tâm, khi người dân ở đây phát triển trồng 400ha khóm. Cần nói thêm, khi nước mặn xâm nhập sẽ làm chất lượng cây khóm đậm đà hương vị hơn. Đây cũng là đặc thù của dòng khóm Queen (nữ hoàng) được trồng ở huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh.


Trước đây, cây khóm Hậu Giang cũng nhiều lần lao đao vì bị bệnh. Xác định đây là cây có thể thích nghi cao trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, Hậu Giang đã tập trung đầu tư căn cơ để giúp nông dân phát huy thế mạnh của cây khóm. Cụ thể, Hậu Giang đã mời các nhà khoa học từ Trường Đại học Cần Thơ hợp tác giúp nông dân hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng khóm giống Queen “Cầu Đúc” sạch bệnh tại Hậu Giang.


Các mô hình chuyên canh khóm Queen sạch bệnh “Cầu Đúc” với quy mô 35ha/1,050 triệu cây giống cấp II sạch bệnh cho người dân trồng khóm tại huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh phát triển tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh héo khô đầu lá 0%, năng suất bình quân 36 tấn/ha/năm, trái đạt tiêu chuẩn quốc gia. Điều đáng ghi nhận là các mô hình này đã giúp nông dân tăng nhanh thu nhập do tỷ lệ trái đạt loại 1 là 90%, còn lại 10% trái loại 2.




Giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu ảnh 1

Khóm Cầu Đúc, đặc sản nổi tiếng của Hậu Giang

Đến giúp nông dân huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh thích nghi với tác động của biến đổi khí hậu, tỉnh Hậu Giang cũng đang rốt ráo hoàn thiện hệ thống đê bao, cống, đập ngăn mặn trữ ngọt đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Đến nay, hệ thống đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh đã hoàn thiện chiều dài 32,5km, 20 cống hở, 18 cống tròn. Mới đây, tỉnh cũng đã phân bổ kinh phí trên 84 tỷ đồng nhằm tiếp tục xây dựng hệ thống đê bao, cống, đập, nạo vét kênh mương ngăn mặn trữ ngọt.


Xây hồ trữ nước ngọt


Hiện Hậu Giang đang tập trung nhiều giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Hậu Giang cũng là một trong những tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL đề xuất và thực hiện dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt tại huyện Vị Thủy với tổng mức đầu tư gần 165 tỷ đồng. Đề xuất: công ty cây xanh liogreen.com chuyên cung cấp cây xanh đô thị, cây cảnh, giồng cây trông khu vực nam bộ.


Theo ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, hiện nay các đơn vị đang thực hiện thiết kế và cố gắng hoàn thành sớm dự án hồ chứa nước ngọt để chủ động cung cấp nguồn nước ngọt cho người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt.


Tỉnh Hậu Giang cũng đang thực hiện nhiều dự án thiết thực giúp nông dân thích nghi với biến đổi khí hậu. Đáng chú ý là các dự án xây dựng mô hình tiêu, tràm hiệu quả và bền vững tại 3 địa phương: TP Vị Thanh, huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ. Đồng thời, hỗ trợ một số mô hình khuyến nông cho nông dân như: mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình canh tác bưởi sử dụng tưới phun hoặc nhỏ giọt... đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.


Song, nông nghiệp Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản hàng hóa như: tác động xấu của biến đổi khí hậu, rõ nhất là có những cơn mưa trái mùa, hạn hán, xâm nhập mặn. Hiện nông dân Hậu Giang đã áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật thông minh sản xuất cá thát lát, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt, mãng cầu xiêm, dưa lê, thanh long…


Theo ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang:, việc giúp nông dân tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Cần nhiều giải pháp phù hợp để phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp. Từ đó, giúp nông dân, HTX dễ dàng tiếp cận các ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là sự hỗ trợ của các nhà khoa học, các viện, trường, doanh nghiệp…


Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp, tỉnh xác định, tận dụng các giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, những kinh nghiệm ứng dụng phù hợp công nghệ mới trên nền tảng công nghệ 4.0 theo mô hình kinh tế xanh, để tạo sinh kế bền vững cho nông dân Hậu Giang.










Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, như: xây dựng bản đồ số xâm nhập mặn tỉnh Hậu Giang; khảo sát, đánh giá chế độ thủy văn, địa hình đáy, địa chất ven sông, kênh chính trên địa bàn tỉnh (có nguy cơ sạt lở), xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình cảnh báo sạt lở giai đoạn 2018 - 2025. Đồng thời, mở rộng, nâng cấp mạng lưới quan trắc không khí, nước mặt tự động liên tục trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (đang trong quá trình vận hành thử nghiệm của 3 trạm quan trắc)...


CAO PHONG - SGGP




Gian hàng trái cây xuất khẩu miền tây

 

 

 

 

“Đất chết“ Vĩnh Cửu đẻ nhiều tỉ phú từ nông nghiệp sạch

Tin tức tham khảo
Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả trong năm 2019 | Nông nghiệp

Rau quả an toàn trên xứ chè

(Dân Việt) Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) từng được mệnh danh là “vùng đất chết”, nhưng kể từ khi địa phương triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), thành lập HTX nông nghiệp và phát triển trồng cây có múi theo hướng hữu cơ, nơi đây đã xuất hiện nhiều tỷ phú, nông dân sản xuất giỏi.


Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, huyện Vĩnh Cửu thuộc địa phận Chiến khu Đ, đã hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn.

Dám nghĩ, dám làm

Đến thăm HTX Bình Minh, nghe Giám đốc Hà Thắng kể câu chuyện làm giàu mới hiểu được những nỗ lực phi thường của người dân và chính quyền nơi đây trong việc vượt lên gian khó, chăm chỉ làm ăn, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật... vào sản xuất nông nghiệp.

Anh Thắng cho biết, trước kia đồng bào dân tộc Chơ Ro ở đây mưu sinh chủ yếu bằng nghề rừng, cuộc sống du canh du cư rất bấp bênh, nghèo khó. Sau này bà con đã biết cải tạo đất để trồng điều nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao. Được sự khuyến khích của địa phương và Hội Nông dân xã, nhiều hộ đã vay vốn để chuyển đổi diện tích điều kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng các loại cây có múi như quýt, cam, bưởi...

 "dat chet" vinh cuu de nhieu ti phu nho theo duoi nong nghiep sach hinh anh 1


 Mô hình trồng quýt của HTX Bình Minh - điểm sáng kinh tế nông nghiệp huyện Vĩnh Cửu. ảnh: Nguyễn Quỳnh


Để hỗ trợ nhau về mặt kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, anh Thắng đã đứng ra thành lập CLB cây trồng có múi xã Phú Lý, gồm 10 thành viên. Sau đó, được huyện, xã hỗ trợ nên CLB đã phát triển lên thành HTX gồm 14 hộ xã viên, với tổng diện tích canh tác gần 50ha.

Hiện HTX Bình Minh sản xuất 3 loại nông sản chủ lực là quýt đường, cam sành và bưởi da xanh, trong đó quýt đường chiếm nhiều nhất với 20ha. Điều đáng nói, toàn bộ diện tích cây trồng này đều tuân thủ theo quy trình canh tác hữu cơ, không sử dụng thuốc hóa học.

“Bắt đầu từ chuyện khi mình có một ít quýt mang tặng bạn bè, gần như ai cũng hỏi có phun thuốc không thì mình mới nhận ra rằng, người tiêu dùng rất sợ những sản phẩm không an toàn. Chính vì thế mình quyết định tìm hiểu và chuyển sang làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đến nay đã được 6 năm rồi” - anh Thắng tâm sự.

Anh Thắng thừa nhận, bản thân anh cũng như các xã viên khác đều đã từng làm nông nghiệp một cách tùy tiện, biết đến đâu làm tới đó, không tuân theo một quy trình sản xuất nào. Khi tham gia HTX, có sự đúc rút, học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ tư vấn kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông nên trình độ canh tác đã được nâng cao, thay đổi theo hướng hiệu quả và an toàn hơn.

Đồng lòng theo đuổi nông nghiệp sạch

Trò chuyện với chúng tôi, ông Phan Văn Minh (ở ấp Cây Cày, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu) cho biết: Là một nông






Nhờ bám sát chủ trương của xã để “mần ăn” đúng hướng nên vài năm trở lại đây, doanh thu các xã viên đều tăng từ 35-40%. Ngày xưa có mơ cũng không dám nghĩ tới, mà nay có những hộ thu nhập cả tỷ đồng”.
Anh Hà Thắng 

dân trong HTX Bình Minh đã chuyển đổi từ phương thức canh tác truyền thống sang thực hiện quy trình hữu cơ, bản thân tôi và các xã viên không chỉ có những thay đổi tích cực trong tư duy, mà còn ứng dụng vào sản xuất hàng ngày. Cam, quýt và các loại cây ăn quả có múi nói chung khi vào mùa mưa thường bị dịch bệnh rất nhiều, bà con hay sử dụng thuốc hóa học để xịt.

Thông thường, mỗi năm quýt cho thu 1 vụ, nếu may trúng giá thì lãi khá, nếu rớt giá thì coi như lỗ vốn. Nhưng bây giờ các xã viên chỉ dùng các loại thuốc BVTV làm từ thảo mộc, bón phân hữu cơ vi sinh để giúp cây kháng bệnh và phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, sản phẩm an toàn.

“Trước hết, chính người trực tiếp sản xuất được hưởng lợi khi không phải tiếp xúc với các chất hóa học độc hại, thứ hai là giảm được rất nhiều chi phí đầu tư. Tuy có vất vả và thời gian thu hoạch dài hơn, nhưng cây trồng của mình sẽ bền, thu hoạch được lâu năm hơn. Đặc biệt cây cho trái quanh năm, thu hoạch nhiều đợt nên bớt lo dư thừa” – ông Minh chia sẻ.

“Tuy nhiên, cái khó của người nông dân hiện nay là làm ra sản phẩm sạch nhưng chưa biết cách nói lên hay chứng minh được cái sạch của mình. Một số người tiêu dùng hiểu được điều này, nhưng còn rất nhiều người không hiểu nên chúng tôi cũng có một phần thiệt thòi. Nhưng dù khó, chúng tôi vẫn không từ bỏ mà theo đuổi đến cùng” - ông Minh nói.

Ông Phạm Minh Phước – Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu cho biết, để hỗ trợ bà con nông dân và xã viên theo đuổi mô hình nông nghiệp sạch, chính quyền địa phương đã mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ hệ thống tưới tự động cho người dân. Huyện cũng phối hợp Sở Công Thương kết nối tiêu thụ sản phẩm của HTX tại chợ đầu mối và một số cửa hàng  trên địa bàn. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp huyện đang cùng người dân xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm bằng hệ thống tem nhãn truy xuất nguồn gốc, đến nay đã cơ bản hoàn thành khoảng 60-70%.

Theo anh Hà Thắng, hiện nay cam, quýt của HTX Bình Minh cho năng suất trung bình 50-60 tấn/ha/năm. Trên cơ sở đặt hàng của các chuỗi siêu thị, cửa hàng... HTX đang cố gắng hợp tác với đội kỹ thuật để xử lý giúp cây cho thu hoạch trái vụ, tiếp tục nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Theo Dân Việt


Tham quan gian hàng trái cây

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả trong năm 2019 | Nông nghiệp

Tin trong trang
Rau quả an toàn trên xứ chè


Lâm Đồng dán tem chống giả cho khoai tây Đà Lạt

Cụ thể, trong vụ đông xuân 2019 hiện tại, các tỉnh Nam bộ đã chuyển đổi khoảng 32.840ha đất lúa kém hiệu quả (ĐBSCL chuyển hơn 30.990 ha; các tỉnh Đông Nam bộ chuyển 1.850 ha), sang trồng các loại cây ngắn ngày như bắp, đậu phộng, đậu tương, rau các loại…; cùng cây ăn trái như cam, bưởi, xoài, thanh long, nhãn, sầu riêng…



Chuyển đổi 126.333ha đất lúa kém hiệu quả trong năm 2019 ảnh 1

Nông dân tỉnh Vĩnh Long chuyển đổi đất lúa sang trồng rau màu, cho hiệu quả kinh tế cao

Qua thống kê, hầu hết các loại cây ngắn ngày và cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn lúa. Tuy nhiên, vụ đông xuân ở ĐBSCL không phải là mùa vụ chính để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, nhất là các khu vực thuộc tiểu vùng phù sa ngọt cạnh sông Tiền, sông Hậu.


Vì vậy, từ vụ hè thu này và vụ thu đông tới, các địa phương sẽ đẩy mạnh việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập.
Chuyển đổi 126.333ha đất lúa kém hiệu quả trong năm 2019 ảnh 2

Thanh long cũng là cây mà nhiều nông dân ĐBSCL chọn để chuyển đổi, bởi hiệu quả cao 

Theo Bộ NN-PTNT, chuyển đổi đất lúa nhằm đa dạng hóa sản phẩm, việc luân canh cây trồng giúp cải tạo đất và hạn chế sâu bệnh; đặc biệt là tiết kiệm nước tưới, nhất là trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, cái khó hiện nay là chưa có quy hoạch tập trung cho vùng chuyển đổi đất lúa để xây dựng hệ thống thủy lợi tưới, tiêu phù hợp; một số cây trồng cạn do sản xuất nhỏ lẻ, cơ giới hóa khó khăn, chi phí lao động và vật tư đầu vào tăng, khiến giá thành sản xuất cao.


Việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đang thiếu sự liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chưa tập trung hình thành được vùng sản xuất hàng hóa lớn, do đó đầu ra sản phẩm chưa ổn định, chưa đảm bảo khâu tiêu thụ.
Chuyển đổi 126.333ha đất lúa kém hiệu quả trong năm 2019 ảnh 3Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, giúp tiết kiệm được nước tưới, nhất là vụ hè thu đang vào giai đoạn hạn mặn 

Mặt khác, chính sách khuyến khích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa chưa mạnh; nông dân còn quen với tập quán sản xuất lúa và thiếu lao động nông nghiệp… Đây là những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục để việc chuyển đổi cây trồng từ nay đến cuối năm 2019 đạt hiệu quả cao…

Chuyển đổi 126.333ha đất lúa kém hiệu quả trong năm 2019 ảnh 4Thu hoạch xong vụ đông xuân 2019, nhiều nông dân ĐBSCL chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác 




NGUYỄN THANH - SGGP




Gian hàng trái cây xuất khẩu

 

 

Rau quả an toàn trên xứ chè



Tin tức tham khảo:

Rau quả an toàn trên xứ chè

Lâm Đồng dán tem chống giả cho khoai tây Đà Lạt

Ở huyện thuần nông Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên), ai cũng biết đến làng nghề nuôi ngựa bạch nổi tiếng thuộc xã Dương Thành. Giờ, Dương Thành lại được nhiều người biết đến hơn với sự ra đời và hoạt động hiệu quả của HTX rau, củ, quả an toàn.



Thay đổi phương thức canh tác


Dương Thành có lợi thế đất đai màu mỡ rất phù hợp với canh tác các loại rau màu. Nhưng chừng đó là chưa đủ khi mà đòi hỏi của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao. Cánh đồng rau xóm Nguộn rộng của xã mùa nào thức ấy cứ ngộn lên màu xanh bắt mắt. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Quân (Giám đốc HTX Rau an toàn Dương Thành) cho biết, sản lượng làm ra rất nhiều nhưng lại cầu may vì phụ thuộc nhiều vào thị trường.









08-00-11_3
Đổi thay phương thức canh tác theo hướng an toàn mang lại giá trị cao cho người trồng rau

"Rau cỏ bấp bênh, có năm không bán được, người dân khóc ròng vì phải hủy bỏ sản phẩm do chính tay mình chắt chiu làm ra. Qua tìm hiểu và ký hợp đồng với một công ty thu mua sản lượng lớn, ông Quân về bàn với các hộ có diện tích liền kề xây dựng mô hình HTX rau, củ quả an toàn Dương Thành. HTX được thành lập năm 2017 với 7 thành viên sở hữu diện tích hơn 2 ha tập trung", ông Quân chia sẻ.

Chị Đặng Thị Hồng, thành viên HTX cho biết, thực hiện theo yêu cầu của đơn vị bao tiêu, các yếu tố đất, nguồn nước, giống cây trồng… đều được đảm bảo ngay từ ban đầu. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trước khi đưa vào sử dụng chúng tôi đều tìm hiểu kỹ thông tin, ưu tiên lựa chọn những chủng vi sinh vật để đảm bảo yếu tố an toàn cho sản phẩm đầu ra. Khi sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mỗi hộ đều có sổ theo dõi loại thuốc, thời gian cách ly với từng loại cây và được ghi chép tỉ mỉ hàng ngày. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tận dụng phụ phẩm nông nghiệp được ủ hoai mục bón cho cây.

Bà Nguyễn Thanh Nhàn (thành viên của HTX) cho biết, ruộng liền khoảnh nên chúng tôi có thể quy hoạch cây trồng cho từng khu vực một. Vì lẽ đó mà việc chăm sóc cây trồng cũng tiện lợi hơn. Vẫn trên diện tích đó nhưng trước đây thì mỗi nhà một loại cây trồng khác nhau, nhiều khi, quá trình sản xuất của hộ này lại ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng của hộ kia. HTX cũng đã xây dựng được nhà màng với diện tích hơn 200 mét vuông để thâm canh một số cây trồng đòi hỏi quy trình cao. Toàn bộ nước tưới được sử dụng từ nước giếng khoan ngay tại ruộng.

Hiệu quả cao


Ông Nguyễn Công Đồng (Phó Giám đốc HTX Rau, củ quả an toàn Dương Thành) cho biết, với kinh nghiệm làm rau nhiều năm, việc thay đổi phương thức canh tác đối với các thành viên không gặp nhiều khó khăn. Vậy mà sự thay đổi đã mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt.

"Hiện sản phẩm rau, củ, quả an toàn của HTX có đến trên 20 loại. Cách làm mới mang lại sản lượng cao hơn hẳn trước đây. Trong khi đó, sản phẩm thu hoạch đều có mẫu mã đẹp, được thị trường ưa chuộng với giá bán tùy thời điểm, cao hơn khoảng 20 - 50% so với các loại rau, củ, quả canh tác theo phương thức cũ. Đặc biệt, sản phẩm làm ra đến đâu được đơn vị bao tiêu thu mua hết đến đó. Cứ nghĩ đến việc phải mang rau ra chợ những năm trước, không bán được phải ngồi lay lắt, thậm chí đổ bỏ đi là thấy đỡ khổ nhiều rồi "- ông Đồng nói.



Sự thành công trong hoạt động của HTX Rau, củ, quả Dương Thành còn tác động đến cách nghĩ của các hộ khác ở địa phương. Nhiều hộ trong xóm đã dần chuyển đổi sang sản xuất theo hướng an toàn. Một số hộ đã đầu tư nhà lưới, nhà kính để trồng rau trái mùa, giảm trừ sâu bệnh trong quá trình sản xuất.

Nói về điều này, anh Nguyễn Tiến Tranh, người dân xóm Nguộn cho hay, anh đã bỏ nhiều thời gian quan sát mô hình sản xuất của các hộ dân trong HTX Rau, củ, quả an toàn Dương Thành từ khâu làm đất, xuống giống, chăm sóc đến thu hoạch và bảo quản. Nhận thấy đây là mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của gia đình cũng như yêu cầu của thị trường nên anh đã học hỏi quy trình trồng rau an toàn và áp dụng với 8 sào rau của gia đình. Trong xóm hiện có gần 20 hộ khác cũng trồng rau theo quy trình sản xuất an toàn và có nguyện vọng được tham gia HTX.






Ông Nguyễn Văn Cung (Phó Chủ tịch UBND xã Dương Thành) cho biết, xã đã có nhiều hộ sản xuất rau an toàn nhưng mới chỉ có 7 hộ thuộc HTX Rau, củ, quả an toàn Dương Thành là đăng ký nhãn hiệu, được công nhận tiêu chuẩn VietGAP. Địa phương đang xây dựng phương án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn rộng khoảng 2ha tại xóm Nguộn. Phối hợp mở các lớp dạy nghề, tập huấn về sản xuất rau an toàn cho người dân. Hỗ trợ liên kết sản xuất, xây dựng mô hình, tổ hợp tác... nhằm sản xuất theo hướng hiệu quả, bền vững hơn.

ĐỒNG VĂN THƯỞNG - ĐÀO THANH -Nông Nghiệp


Tham quan gian hàng trái cây