Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

Quả sạch, nhà nông khoẻ re

Cách trồng nhãn Ido đồng tháp -xuất khẩu trái cây
Nguyên nhân bơ booth mất mùa-xuất khẩu trái cây

(Dân Việt) Từ hơn 2 năm nay, mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trách nhiệm, an toàn và hiệu quả được hàng trăm nông dân ở huyện Yên Châu (Sơn La) đón nhận không chỉ cho thu về lợi nhuận, mô hình còn giúp bà con bảo vệ chính mình và môi trường sống xung quanh.


Thay đổi từ nhận thức

Vào những ngày này, gia đình ông Nguyễn Đức Xuân (bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu) đang khẩn trương phun thuốc trừ sâu đục quả cho các diện tích nhãn xuất khẩu. Nếu trước kia, cứ đến đợt phun thuốc trừ sâu cho cây trồng, các thành viên trong gia đình ông Xuân chỉ làm ào ào theo thói quen, thì nay họ đã thay đổi nhận thức bằng việc sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng.

 dung thuoc bvtv 4 dung: qua sach, nha nong khoe re hinh anh 1


Nông dân bỏ vỏ bao, lọ thuốc BVTV sau khi sử dụng vào các thùng chứa  ở Yên Châu (Sơn La).  Ảnh: T.Q


 dung thuoc bvtv 4 dung: qua sach, nha nong khoe re hinh anh 2


Nông dân phun thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng cho các diện tích nhãn xuất khẩu ở xã Lóng Phiêng, huyện  Yên Châu (Sơn La). Ảnh: Trần Quang









 

"Hiện tại, chúng tôi đã nắm được các kỹ thuật, quy trình chăm sóc, phun thuốc 4 đúng... theo hướng dẫn nên việc sản xuất của gia đình tôi và bà con ở Lóng Phiêng đều rất hiệu quả, an toàn. Chính vì thế, mọi người đều cảm thấy phấn khởi và tự tin làm sản phẩm tốt hơn để đưa ra thị trường và xuất khẩu".

 

Ông Nguyễn Đức Xuân (bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu)


 

Ông Xuân cho biết: “Từ năm 2018 đến nay, sau khi tham gia vào mô hình và được các cán bộ của Tổ chức Croplife và Chi cục BVTV tỉnh tập huấn, hướng dẫn cách chăm sóc, phun thuốc cho cây trồng, vợ chồng tôi đã tiếp cận được phương pháp sản xuất mới hiệu quả hơn”.

Ông Trần Như Kiên  - Giám đốc HTX Phương Nam cho biết, sau khi được hỗ trợ từ mô hình sử dụng thuốc và được chương trình hỗ trợ 28 thùng chứa bao gói thuốc BVTV, đến nay, bà con không chỉ thay đổi nhận thức, tư duy lạc hậu trong sản xuất, mà còn vận dụng thành thạo các kiến thức, công nghệ sản xuất mới vào chăm sóc, giúp cho cây ăn quả phát triển tốt, sản phẩm làm ra an toàn và cho hiệu quả kinh tế cao hơn trước.

"Cái được nhất là bà con đã có thói quen vệ sinh đồng ruộng và thu dọn rác BVTV bỏ vào các thùng cẩn thận và đưa đi tiêu hủy an toàn. Đặc biệt, bà con trong mô hình của HTX Phương Nam còn tích cực tuyên truyền và vận động các hộ khác trên toàn xã cùng thực hiện" - ông Kiên chia sẻ.

Là một trong những đơn vị được hưởng lợi từ mô hình, ông Hà Văn Hải - Trưởng bản Văng Lùng, xã Chiềng Hặc (Yên Châu) cho biết, việc thực hiện mô hình sử dụng thuốc BVTV mới này rất hay và có ý nghĩa thiết thực nhất với bà con ở vùng trồng cây ăn quả Yên Châu.

"Sau một thời gian bỡ ngỡ, đến thời điểm hiện tại, bà con ở Văng Lùng đã làm rất chuyên nghiệp từ việc sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng cho đến ghi nhật ký sản xuất... Việc làm này không chỉ giúp bà con khỏe mạnh hơn mà còn góp phần vào việc thực hiện thành công tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM của địa phương" - ông Hải nói.

Tiếp tục nhân rộng mô hình

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, bà Lưu Thanh Nga - Trưởng phòng BVTV (Chi cục Trồng trọt và BVTV Sơn La) cho hay, trong 2 năm (2017 - 2018), Chi cục đã phối hợp với Tổ chức CropLife triển khai mô hình sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn và hiệu quả. Đến nay, 600 hộ tại 4 HTX (4/24 mã vùng trồng mới được cấp, gồm 2 mã xoài, 2 mã nhãn ở huyện Yên Châu đã bắt đầu được hưởng lợi.

Cũng theo bà Nga, cùng với việc giám sát thực hiện, các cơ quan liên quan cũng cho bà con trong mô hình thực hiện cam kết cụ thể. Ví như nếu hộ nào hay hợp tác xã nào vi phạm quy định về sử dụng thuốc BVTV, lạm dụng thuốc... sẽ bị thu hồi mã vùng trồng khiến cho các đơn vị đó không thể xuất khẩu được sản phẩm.

"Bên cạnh các công việc của chương trình, chúng tôi còn thường xuyên giám sát nông dân thực hiện. Đến vụ thu hoạch cây trồng hàng năm, cán bộ của mô hình cũng lấy mẫu test thử và đều cho thấy chất lượng tốt và đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm" - bà Nga khẳng định.

Nói thêm về hướng đi trong thời gian tới, bà Nga cho hay, sau khi thực hiện mô hình hiệu quả ở Yên Châu, mô hình đã nhận được phản hồi tốt và bà con tại các vùng sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh muốn nhân rộng mô hình. "Chính vì thế, trong những năm tới, tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan triển khai tiếp mô hình tại 20 mã vùng trồng cây ăn quả còn lại ở huyện Sông Mã, Mộc Châu, Mai Sơn... để bà con được hưởng lợi" - bà Nga chia sẻ.


 

 

 

 

 

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét